Gia tăng các nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Gia tăng các nguồn lực cho sản xuất CN-TTCN

Gia tăng là sự tăng lên về giá trị, quy mô của nguồn lực thời kỳ này so với thời kỳ trước đó hay còn được gọi là tăng trưởng. Sự tăng lên này có thể được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối (mức tăng trưởng) hay số tương đối (tốc độ tăng trưởng).

Ngoài ra gia tăng các nguồn lực còn được hiểu là sự bổ sung thêm cho các nguồn lực hiện có, thay thế các nguồn lực cũ bằng nguồn lực mới hoặc chỉ bổ sung thêm nguồn lực mới bên cạnh nguồn lực cũ đang có.

Để gia tăng nguồn lực thì ngoài việc nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ bên ngoài (vốn vay ưu đãi, vốn ngân sách…) thì việc gia tăng nguồn lực còn đến từ tự bản thân của nguồn lực đó, thông qua quá trình phát triển và tích lũy

theo thời gian.

Nguồn lực ở đây bao gồm: lao động, vốn, hệ thống cơ sở vật chất(thiết bị, máy móc, công nghệ…), hệ thống giao thông vận tải (đường xá, bến bãi, kho hàng, cảng biển…) cùng với sự thuận lợi trong các thủ tục hành chính.

* Về lao động:

Lao động làm việc trong cơ sở sản xuất CN-TTCN đa phần là lao động thủ công ở nông thôn, mà trong đó phần lớn là lao động tại chỗ.

Cho đến tận những năm gần đây, các công đoạn trong quy trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều do lao động thủ công đảm nhiệm, kể cả những việc nặng nhọc, độc hại và đôi khi có cả tính nguy hiểm. Các loại thợ có trình độ khác nhau đảm nhận các việc khác nhau tùy theo mức độ khó của công việc. Người có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề khéo léo, có óc thẩm mỹ, sáng tạo gọi là các nghệ nhân; dưới nghệ nhân là những người thợ có trình độ khác nhau để đảm đương những công việc từ phức tạp đến phổ thông. Có những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, lao động chính thường là người trong gia đình hay trong dòng họ vì làm nghề phải giữ một số bí quyết nhất định, còn những thợ từ nơi khác đến thường chỉ làm những công việc có tính thủ công đơn giản hay tham gia vào một số công đoạn chưa mang tính đặc trưng nghệ thuật cao.

Mặc dù có thể đến từ những vùng miền khác nhau, song người lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp đều có chung một số đặc điểm:

- Làm chuyên một nghề nào đó và có thu nhập từ nghề mình làm.

- Có tay nghề trình độ nhất định, một số người có tài khéo léo độc đáo, có khả năng sáng tạo và có đầu óc nghệ thuật.

- Trong quá trình sản xuất, lao động tham gia làm nghề chủ yếu là người trong gia đình hay dòng họ, ngoài ra còn có một số ít thợ học việc có thể từ nơi khác đến.

- Tự mình quyết định các công việc trong quá trình sản xuất, bao gồm: sản xuất loại mặt hàng gì, cung ứng nguyên vật liệu, cách thức sản xuất, chế biến, công nghệ, thuê lao động… cho đến tiêu thụ sản phẩm (ở đâu, theo hình thức nào, vào lúc nào, giá bao nhiêu,…).

Lao động của các cơ sở sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển CN-TTCN. Quy mô lực lượng lao động trong khu vực này càng lớn thể hiện quy mô, số lượng lao động của khu vực CN-TTCN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Năng lực, trình độ tay nghề, khả năng của người lao động, trình độ quản lý càng cao thì sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở CN-TTCN.

- Chỉ tiêu thống kê:

- Số lượng lao động trong lĩnh vực CN-TTCN.

- Cơ cấu lao động trong CN-TTCN giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi khác nhau.

- Trình độ chuyên môn, cơ cấu giữa lao động phổ thông và lao động đã qua đào tạo.

* Về vốn:

Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng

đối với sự phát triển của các cơ sở CN-TTCN. Sự tăng lên về vốn chứng tỏ quy mô của CN-TTCN ngày càng được mở rộng và ngược lại.

Trước đây, vốn trong từng hộ dân không nhiều. Bên cạnh đó do trình độ sản xuất nông nghiệp nói chung còn thấp nên hệ thống tín dụng ở nông thôn dù đã hình thành bước đầu song không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các cơ sở sản xuất; điều đó dẫn đến việc vốn đầu tư cho phát triển CN- TTCN không nhiều. Để có vốn sản xuất, các hộ gia đình ở địa phương phần lớn sử dụng vốn trong nhà hay rộng hơn nữa là vay thêm của anh em hay trong họ hàng. Các nguồn vốn tự có, vốn vay trong gia đình, họ hàng thời

gian qua là nguồn chủ yếu, có tác động quan trọng tới sự mở rộng quy mô của làng nghề. Hình thức tín dụng mang tính truyền thống như cho vay lãi, chơi hụi, lập phường hội… diễn ra khá phổ biến ở nông thôn.

Vốn đầu tư của cơ sở CN-TTCN bao gồm vốn cố định (đầu tư cho xây dựng nhà xưởng, kho bãi, cho máy móc thiết bị...)và vốn lưu động (nguyên nhiên vật liệu…)

- Chỉ tiêu thống kê:

- Tổng vốn đầu tư; tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm.

- Quy mô, mức tăng vốn của chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất. - Quy mô vốn vay và vốn bình quân/ cơ sở.

- Giá trị tài sản/cơ sở.

* Về khoa học công nghệ:

Về công nghệ, kỹ thuật, máy móc thiết bị - gọi chung là khoa học công nghệ: hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng nó có vai trò, tác dụng

rất lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và CN-TTCN nói riêng. Khoa học công nghệ đóng vai trò là động lực tăng trưởng của các nền kinh tế, là yếu tố giúp các nền kinh tế đi sau, quy mô nhỏ có thể đuổi kịp với các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Nhìn chung cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, trình độ kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm ở các cơ sở sản xuất CN-TTCN còn rất thô sơ, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu, công cụ lao động đa số vẫn là công cụ thủ công do thợ thủ công tự chế tạo ra.

Riêng đối với các cơ sở làng nghề truyền thống, nhất là làng thủ công mỹ nghệ, hầu như phụ thuộc vào tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người thợ. Chính vì vậy tác động của người thợ thủ công đến sản phẩm rất lớn. Sản phẩm của làng nghề được hình thành là do sự kết hợp giữa lao động khéo léo của thợ thủ công với kinh nghiệm làm nghề được tích lũy qua nhiều thế hệ và

những kinh nghiệm này trải qua thời gian trở thành bí quyết nghề nghiệp - điều kiện tạo nên sắc thái riêng của sản phẩm. Do vậy vấn đề trình độ kỹ thuật trong làng nghề truyền thống khó có thể thay thế bằng trang thiết bị hiện đại ở một số công đoạn, nhất là các nghề như: chạm trổ, điêu khắc…

Trong những năm từ khi đổi mới đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất CN-TTCN đã có sự tiến bộ. Đã có một số nghề có khả năng cơ giới hóa được ở một vài công đoạn trong sản xuất sản phẩm, ở những khâu không cần kỹ nghệ tinh xảo của nghệ nhân. Nhờ có sự cơ giới hóa đó mà năng suất lao động ở cơ sở sản xuất CN-TTCN cao hơn nhiều so với lao động thủ công; sản phẩm được sản xuất ra với chất lượng cao hơn, đồng đều hơn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được năng lên, đồng thời làm giảm bớt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cho người lao động.

- Chỉ tiêu thống kê:

Tỷ lệ trang thiết bị và công nghệ thể hiện trình độ kỹ thuật công nghệ tại các cơ sở CN-TTCN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)