Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển của CN-TTCN là điều kiện tự nhiên. Chính sự ưu ái của thiên nhiên về một loại khoáng sản nào đó sẽ hình thành nên nền CN khai khoáng; nếu địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất màu mỡ, trù phú thì sẽ thuận lợi phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.

Các khu vực sản xuất CN-TTCN thường nằm trên những đầu mối giao thông, nhất là đầu mối giao thông thủy, bộ. Nằm ở gần những vị trí này các

khu vực sản xuất CN-TTCN có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu không tiện đường giao thông thì rất khó để tồn tại và phát triển các làng nghề.

Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn cung cấp cho việc sản xuất CN-TTCN một vùng nguyên liệu ổn định. Hầu như không có khu vực sản xuất CN- TTCN nào lại không có sự gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất. Điều này đặt biệt đúng đối với các cơ sở làm chiếu cói, chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất gạch, làm nghề gốm-sứ, làm nón… Trường hợp một số cơ sở bề ngoài không phù hợp với nhận xét này, song nghiên cứu lịch sử của nó lại cho thấy phù hợp vì dù hiện tại những làng này có thể phải đi khá xa để lấy nguyên liệu, nhưng trước đây ở khu vực này có nguyên liệu để phục vụ sản xuất, sau khi nguyên vật liệu này được sử dụng hết thì cơ sở sản xuất CN-TTCN vẫn được duy trì. Điển hình trong trường hợp này là các cơ sở chạm khắc gỗ, song mây, làng gốm sứ…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)