Mục tiêu phát triển CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Mục tiêu phát triển CN-TTCN

Tăng giá trị tổng sản phẩm xã hội địa phương là 10,41%. Trong đó, Nông-lâm-thủy sản tăng 5,56%/năm, Công nghiệp và xây dựng tăng 11,84%, các ngành thương mại – dịch vụ tăng 16,6%. Trong đó tỉ trọng nông-lâm-thủy sản trong cơ cấu GRDP của huyện đạt 38,97%, công nghiệp và xây dựng 36,64%, thương mại dịch vụ 21,14%.

Đến năm 2020, có từ 10-15 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở. Đến năm 2022, có trên 20 nghìn lao động tham gia sản xuất.

Kêu gọi, thu hút thêm từ 1 đến 2 dự án đầu tư và phát triển CN - TTCN.

Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các cơ sở sản xuất phải đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện điện năng, nước sạch và xử lý nước thải tập trung; có đường giao thông nội bộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.3.CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 3.3.1. Giải pháp về vốn

Đối với chính phủ và chính quyền tỉnh: hỗ trợ thông qua kinh phí các chương trình khuyến công của tỉnh và của Trung ương hàng năm và từng giai đoạn theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm; vốn vay tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng làng nghề hàng năm… Đồng thời sớm ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề để thu hút đầu tư phát triển làng nghề.

Đối với cấp huyện cần chủ động cân đối, bố trí vốn đối ứng, vốn hỗ trợ cho các chương trình, dự án đầu tư khôi phục phát triển CN-TTCN; triển khai thực hiện và huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong các thành phần kinh tế.

Những cơ sở sản xuất CN-TTCN có dự án đầu tư mới được duyệt với quy mô từ 01 tỷ đồng trở lên và đã đi vào hoạt động sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí lập dự án với mức 05 triệu đồng; còn đối với các dự án đầu tư mới được duyệt có quy mô dưới 01 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động được ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí lập dự án với mức 01 triệu đồng.

3.3.2. Hỗ trợ áp dụng kỹ thuật mới và bảo vệ môi trƣờng

Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất CN-TTCN và bảo vệ môi trường; Bên cạnh việc khuyến khích, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện đổi mới thiết bị, công nghệ cần phải có sự lựa chọn phù hợp ngành nghề, nguồn nguyên liệu ở địa phương, khả năng tài chính của các cơ sở sản xuất; nhất là ở những khâu quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm; chú ý đến việc xuất khẩu sản phẩm.

Đổi mới thiết bị phải kết hợp với kỹ thuật truyền thống, nhằm tạo nên hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy quá trình phát triển, đảm bảo cho các sản phẩm vẫn mang nét truyền thống nhưng có giá thành thấp, tăng sức cạnh tranh

trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng; nhưng đồng thời cũng không tạo ra sự căng thẳng về lao động dôi dư. Ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những cơ sở sản xuất CN-TTCN vay vốn với mục đích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ.

Các cơ sở sản xuất CN-TTCN có thực hiện đổi mới thiết bị công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO được hỗ trợ 50% kinh phí lập đề tài, dự án; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 20%; nhưng mỗi đề tài, dự án hỗ trợ không quá 50 triệu đồng.

Thường xuyên tổ chức các hội thi thiết kế, chế tác sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, đồ lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu. Nếu tổ chức theo quy mô cấp tỉnh do ngân sách tỉnh hỗ trợ; tổ chức theo quy mô cấp huyện, thành phố do ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ. Mức hỗ trợ mỗi hội thi không quá 50 triệu đồng.

Phát triển sản xuất CN-TTCN phải gắn bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa giữa thế hệ hiện tại và tương lai. Trước mắt, các ngành liên quan phối hợp với chính quyền huyện tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp kiểm tra, xử lý chất thải đang gây ô nhiễm nhằm giúp các cơ sở khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất.Về lâu dài, hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định, đặt biệt là ở các cụm công nghệp phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung; xây dựng các công trình và phương tiện phòng chống cháy nổ. Nâng cao ý thức của nguời dân trong bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm những quy định xử phạt hành chính đối với những cơ sở sản xuất thải chất thải bừa bãi, gây ảnh hưởng môi trường sống và buộc phải khắc phục ô nhiễm mới được tiếp tục sản xuất; hoặc di dời đến điểm, cụm công nghiệp phù hợp với

đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề để xử lý.

Các cơ sở sản xuất trong quá trình hoạt động có xả thải nhưng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, gây ô nhiễm môi trường phải tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước và được xem xét hỗ trợ theo quy mô và tính chất sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất (do cơ quan chức năng liên quan đề xuất cụ thể).

3.3.3. Đào tạo lao động, đào tạo quản lý

Đối với lao động phổ thông cần đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ngắn hạn và mở các lớp bồi dưỡng nghề (truyền nghề) tại chỗ, hoặc cử đi nơi khác học thông qua các nghệ nhân, chuyên gia giỏi có kinh nghiệm. Đồng thời duy trì và phát huy hình thức kèm cặp, “cầm tay chỉ việc”, vừa học vừa làm đang phù hợp với xu hướng phát triển làng nghề hiện nay. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, truyền nghề tại chỗ cho các lao động tại các cơ sở sản xuất làng nghề, lao động ngoài làng nghề làm việc trong các cở sở sản xuất làng nghề. Riêng đối với lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động thuộc các xã khó khăn sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%. UBND các huyện, thành phố lập dự án đào tạo nghề, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất CN-TTCN cần được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật, tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế. Đào tạo tại trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn; mở các câu lạc bộ, hiệp hội, hội thảo, báo cáo điển hình và tham quan học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, cho các chủ cơ sở sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 dự báo 200 triệu đồng (bình quân 50 triệu đồng/năm).

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ban hành tại Quyết định số 91/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, các cơ sở sản xuất CN-TTCN được hưởng

chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học bỗng, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội đối với học sinh học nghề của tỉnh Bình Định ban hành theo Quyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 22/01/2003 của UBND tỉnh.

3.3.4. Đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng

Đối với chính quyền địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

các ngành nghề chủ lực, đặc trưng có giá trị kinh tế; Giúp đỡ các cơ sở trong việc hình thành kênh tiêu thụ dưới hình thức đặt hàng, thu mua, bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm CN-TTCN thông qua các hội thi, hội chợ triễn lãm.

Ngoài ra, cần tổ chức các cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm CN-TTCN”, tổ chức “bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”, tổ chức các hội chợ triển lãm thường xuyên.

Tăng chi ngân sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhưng cũng cần áp dụng các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi gian lận thương mại và hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm.

Đối với các cơ sở sản xuất: Cần chủ động tìm hiểu thông tin và biến động của thị trường, bao gồm cả trong và ngoài tỉnh. Quan tâm đến các vấn đề kinh tế vĩ mô để nắm bắt xu hướng vận động và biến đổi của thị trường, từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bị động; Phải coi trọng sản xuất các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; các sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước.

Tích cực tham gia các hội chợ, quảng bá giới thiệu cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương, của vùng miền.

cách để duy trì, nâng cao uy tín của sản phẩm; bảo vệ thương hiệu riêng của mình trên thị trường; song song với việc xây dựng các kênh phân phối đa dạng nhằm trách tình trạng bị ép bởi các thương lái. Bên cạnh đó cần phát triển thương mại điện tử, sử dụng internet để tìm kiếm thông tin thị trường, quảng cáo và tìm cơ hội kinh doanh từ bên ngoài.

Tiếp tục xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư tổ chức thực hiện việc đầu tư sản xuất vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện; đồng thời thu hồi đất đối với các doanh nghiệp thuê đất nhưng không tổ chức đầu tư xây dựng. Đẩy mạnh thu hút phát triển các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị trường, chú trọng khuyến khích việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh cần tích cực giới thiệu thị trường, bạn hàng và khách hàng tham quan du lịch cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề trong tỉnh; Sở công thương cần có dự báo cho từng lĩnh vực sản xuất của làng nghề nên sản xuất mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, kiểu dáng như thế nào… và tiêu thụ ở thị trường nào hiệu quả nhất, làm cho các hộ sản xuất nhận thức được họ sẽ sản xuất sản phẩm gì mà thị trường cần.

Vận động hình thành các tổ chức hiệp hội ngành nghề phù hợp từng lĩnh vực sản xuất và chế biến để hỗ trợ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các hộ trong làng nghề (ví dụ: nghề chế biến nước mắm đã thành lập Hiệp hội nước mắm tỉnh Bình Định, nghề làm rượu Bàu Đá đã thành lập Hiệp hội sản xuất và kinh doanh rượu Bàu Đá Bình Định…).

Nhà nước cần hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các cơ sở sản xuất CN- TTCN, các làng nghề, cụ thể: Hỗ trợ 100% chi phí thực tế, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/cơ sở khi tham dự hội chợ, triển lãm ở trong nước và 100 triệu đồng/cơ sở khi tham dự hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Các khoản chi phí tham dự hội chợ, triển lãm được hỗ trợ bao gồm: Chi phí thuê gian

hàng hoặc thuê mặt bằng trong thời gian tham dự hội chợ, triển lãm; Chi phí vận chuyển hàng mẫu cho 01 lượt đi.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ tạo mối liên kết giữa các hộ sản xuất CN-TTCN với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhà nước để hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức đặt hàng theo kiểu order, với việc có trước các đơn hàng sẽ giúp cho các cơ sở yên tâm hơn để tập trung vào việc sản xuất; đồng thời xây dựng hệ thống đại lý bán hàng tại các trung tâm thương mại. Trước mắt hình thành các tổ hợp tác, HTX “Bác cả trong làng” làm dịch vụ đầu vào (cung ứng nguyên liệu, chi tiết, bán thành phẩm…) và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Đây là phương thức phù hợp được các tỉnh áp dụng có hiệu quả đối với các hộ sản xuất và các Doanh nghiệp nhỏ trong CN-TTCN.

Thông qua các chương trình khuyến công về hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề, hỗ trợ máy móc thiết bị, đồng thời bản thân các cơ sở làng nghề phải năng động sáng tạo mẫu mã, khẩn trương xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu; chào hàng, quảng bá, tiếp thị, tham gia hội chợ, đưa thông tin, hình ảnh sản phẩm lên mạng…

Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giới thiệu sản phẩm thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của website, sử dụng mạng xã hội để chào hàng cùng các kênh bán hàng online khác như: fanpage, zalo...

3.3.5. Các chính khuyến khích đầu tƣ

Các cơ sở sản xuất CN-TTCN được hưởng chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn ban hành theo Nghị định số 134/2004/NĐ- CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ban hành theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ và các chính sách khuyến khích đầu tư khác của Nhà nước.

Các cơ sở sản xuất CN-TTCN có dự án đầu tư phát triển khả thi được chính quyền địa phương cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp đối với đất đang sử dụng hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng của phần diện tích đất nêu trên; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%, ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 20%. Riêng đối với các cơ sở sản xuất làng nghề thuộc các huyện miền núi sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

Các cơ sở sản xuất làng nghề được hỗ trợ bê tông xi măng xây dựng đường dẫn (trục chính) vào làng nghề theo quy định (mặt đường bê tông rộng 3,5m, dày 0,2m) với mức ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 120 tấn xi măng/km; ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ 30% giá trị dự án; phần còn lại do nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp. Riêng đối với làng nghề thuộc các huyện miền núi, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%. Ngoài ra còn được hỗ trợ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp trục chính trong làng nghề với mức 50% kinh phí dự toán được duyệt nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.

Cần đảm bảo tính nhất quán, công bằng để thu hút vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khi tham gia vào việc xây dựng phát triển CN-TTCN, các làng nghề trên địa bàn. Ưu đãi đầu tư các cơ sở sản xuất các sản phẩm có thị trường ổn định, đặc biệt là hàng xuất khẩu; các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động; các cơ sở làng nghề có nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị để hỗ trợ sản xuất.

3.3.6. Xây dựng quy hoạch cho phát triển CN-TTCN

Cần tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khẩn trương đền bù giải phóng mặt bằng để tiến hành việc quy hoạch và xây dựng

các cụm công nghiệp tập trung.

Tham khảo, lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân một cách công khai, minh bạch trước khi bắt đầu xây dựng các cụm công nghiệp để khi đi vào hoạt động sẽ phát huy được nhiều hiệu quả. Tiến hàng xây dựng đồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 80)