Tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 66 - 75)

2.2.4 .Về thị trường đầu ra của sản phẩm CN-TTCN

2.2.5. Tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của CN-TTCN

trường tiêu thụ.

Việc tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm CN-TTCN trên thị trường nội địa chủ yếu qua các thương lái trung gian và một phần nhỏ do người sản xuất tự tổ chức, thiết lập mạng lưới phân phối.

Thị trường xuất khẩu về lâu dài sẽ là thị trường quan trọng vì sản phẩm CN-TTCN ở một huyện nông nghiệp như Phù Mỹ sẽ có nhiều nét độc đáo và lợi thế hơn so với các địa phương khác, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu gia nhập vào TPP.

2.2.5. Tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của CN-TTCN TTCN

* Về kết quả sản xuất CN-TTCN

Mỹ, dễ nhận thấy về giá trị sản xuất của CN-TTCN luôn có xu hướng tăng và vượt so với kế hoạch mà HĐND huyện đề ra. Cụ thể:

Bảng 2.18. Kết quả sản xuất CN-TTCN qua các năm

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cá thể (tỉ đồng) 141,02 168,3 190,08 215,5 243,856 273,88 Tỉ trọng 38,32% 38,55% 37,46% 35,20% 34,00% 32,58% Tốc độ tăng 11,84% 19,34% 12,94% 13,37% 13,16% 12,31% So kế hoạch (+/-) 14,60% -2,19% -0,33% 1,52% -3,37% Tập thể (tỉ đồng) 226,95 268,3 317,34 396,64 473,404 566,75 Tỉ trọng 61,68% 61,45% 62,54% 64,80% 66,00% 67,42% Tốc độ tăng 105,22% 18,22% 18,28% 24,99% 19,35% 19,72% So kế hoạch (+/-) 4,80% -3,23% 7,99% 4,56% 2,20% GTSX (tỉ đồng) 367,97 436,6 507,42 612,14 717,26 840,63 Tốc độ tăng - 18,65% 16,22% 20,64% 17,17% 17,20% So kế hoạch (+/-) 100,00% 16,70% -3,84% 4,90% 3,51% 0,32%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ qua các năm

Năm 2010, sản xuất CN-TTCN tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, giá trị thực hiện (theo giá cố định 1994) là 368 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, trong đó: khu vực cá thể đạt 141,02 tỉ đồng, chiếm 38,32% giá trị sản xuất và tăng 11,84% so với năm 2009; khu vực tập thể và hỗn hợp đạt 226,95 tỉ đồng, chiếm 61,67% GTSX và tăng 105,22% so với 2009, riêng hoạt động sản xuất cá thể năm 2010 tương đối ổn định đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp toàn ngành. Trong công tác đầu tư

phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề; mặc dù nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp nhưng với sự tập trung mọi nỗ lực cho công tác quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư đã kép kín diện tích giai đoạn 1 cụm công nghiệp Bình Dương, hoàn thành mặt bằng cụm công nghiệp Hòa Hội – Mỹ Thành và làng nghề chế biến thủy sản Mỹ An. Tiếp tục xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp Bình Dương giai đoạn 2.

Biểu đồ 2.4. GTSX ngành CN-TTCN huyện Phù Mỹ qua các năm

Năm 2011, tổng GTSX CN-TTCN (tính theo giá cố định 1994) thực hiện 436,6 tỉ đồng, tăng 18,6% so với năm 2010 và tăng 16,7% so với kế hoạch, trong đó: khu vực cá thể đạt 168,3 tỉ đồng, chiếm 35,55% giá trị sản xuất và tăng 14,6% so với chỉ tiêu kế hoạch (kế hoạch năm 2011 là 173,493 tỉ đồng); khu vực tập thể và hỗn hợp đạt 268,3 tỉ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ 2010, đạt 104,8% so với kế hoạch năm (theo kế hoạch là 255,96 tỉ đồng); Trong hoạt động sản xuất cá thể, các ngành công nghiệp sản xuất khá làm

tăng giá trị sản xuất toàn ngành, đó là: CN chế biến tăng bình quân 17,99% và một số ngành sản xuát khác đều tăng so với cùng kỳ năm 2010.

Năm 2012 tổng giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện đạt khoảng 507,42 tỉ đồng, tăng 16,22%, đạt 97,16% so với chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó cá thể đạt 190,08 tỉ động (chiếm 37,46% GTSX toàn ngành), tăng 12,97% và đạt 97,81% chỉ tiêu so với kế hoạch; tập thể và hỗn hợp đạt 317,34 tỉ đồng (chiếm 62,54% GTSX), tăng 18,28% so với cùng kỳ và đạt 96,77% so với kế hoạch. Trong thời gian này toàn huyện có 5 cụm CN với tổng diện tích 347,05 ha và 1 làng nghề chế biến thủy sản ở Mỹ An với diện tích 11,8ha, đã thu hút được 27 dự án đầu tư, trong đó có 21 dự án và 22 cơ sở sản xuất đi vào hoạt động với tổng vốn là 1190 tỉ đồng, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 2600 lao động.

Năm 2013, tổng GTSX CN-TTCN (tính theo giá cố định 1994) thực hiện 612,14 tỉ đồng, tăng 20,64% so với năm 2012 và đạt 104,9% so với kế hoạch, trong đó: khu vực cá thể đạt 215,5 tỉ đồng, chiếm 35,2% giá trị sản xuất và tăng 13,37% so với cùng kỳ, đạt 99,67% chỉ tiêu kế hoạch; khu vực tập thể và hỗn hợp đạt 396,64 tỉ đồng (chiếm 64,8% GTSX), tăng 24,99% so với cùng kỳ 2012, đạt 107,99% so với kế hoạch .

Năm 2014, tổng GTSX CN-TTCN trên địa bàn huyện đạt 717,26 tỉ đồng, tăng 17,17% so với cùng kỳ, đạt 103,51% so kế hoạch, trong đó: cá thể đạt 243,856 tỉ đồng chiếm 34% GTSX trên địa bàn, tăng 13,13% so cùng kỳ, đạt 101,52% so với kế hoạch; khu vực tập thể và hỗn hợp đạt 473,404 tỉ đồng, chiếm 66% GTSX, tăng 19,35% so cùng kỳ và đạt 104,56% so với kế hoạch.

Năm 2015,tổng GTSX CN-TTCN trên địa bàn huyện đạt 840,63 tỉ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ, đạt 100,32% so kế hoạch, trong đó: cá thể đạt 273,88 tỉ đồng chiếm 32,58% GTSX trên địa bàn, tăng 12,31% so cùng kỳ, đạt 96,63% so với kế hoạch; khu vực tập thể và hỗn hợp đạt 566,75 tỉ

đồng, chiếm 67,42% GTSX, tăng 19,72% so cùng kỳ và đạt 102,2% so với kế hoạch.

Nếu xét chung về GTSX ta nhận thấy GTSX CN-TTCN huyện Phù Mỹ liên tục tăng qua các năm từ 2010 đến 2015 với tốc độ tăng bình quân trong thời kỳ này là 18%/năm. Trong đó cao nhất là giai đoạn 2012 – 2013 khi tốc độ tang GTSX là hơn 20,64%/năm và thấp nhất là giai đoạn 2011 – 2012 với mức tăng 16,22%/năm. Với việc liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liền là điều kiện thuận lợi để kéo theo các ngành phụ trợ khác cùng phát triển, điều này giúp tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời giúp giải quyết được việc làm cho lao động địa phương, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Biểu đồ 2.5. GTSX ngành CN-TTCN huyện Phù Mỹ theo loại hình kinh doanh

xảy ra ở cả khu vực kinh tế cá thể và tập thể hỗn hợp. Trong đó khu vực kinh tế cá thể có mức tăng bình quân trong thời kỳ 2010 đến 2015 là 14,2%/năm còn khu vực kinh tế tập thể hỗn hợp có mức tăng bình quân là 20,09%/năm. Điều này kéo theo tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể hỗn hợp trong tổng GTSX của CN-TTCN huyện Phù Mỹ ngày càng tăng. Nếu như ở năm 2010 tỉ trọng của khu vực kinh tế tập thể hỗn hợp là 61,68%; sang năm 2011 có sự giảm nhẹ khi tỉ trọng khu vực này chỉ còn 61,45%, sau đó tăng lên 62,54% vào năm 2012, tiếp tục tăng 64,8% vào năm 2013 và đến 2015 thì tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể hỗn hợp đã là 67,42%.

Biểu đồ 2.6. Tỉ trọng GTSX CN-TTCN huyện Phù Mỹ theo loại hình kinh doanh

Điều này thể hiện vai trò đầu tàu của khu vực tập thể hỗn hợp trong sự phát triển của ngành CN-TTCN tại địa phương. Rõ ràng dù khu vực kinh tế cá

thể có sự năng động hơn, ít phải vướn vào các thủ tục hành chính so với khu vực doanh nghiệp; tuy nhiên để đi xa hơn, đưa sản phẩm của mình tiêu thụ mạnh hơn ở các nơi khác thì cần phải xây dựng được thương hiệu, quảng bá hình ảnh…để lấy được lòng tin của khách hàng; và chắc chắn rằng loại hình doanh nghiệp với pháp nhân đầy đủ sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển thị trường so với loại hình kinh doanh cá thể.

* Về hiệu quả sản xuất CN-TTCN

Biểu đồ 2.7. GTSX CN-TTCN so với GTSX toàn huyện

Trong quá trình phát triển kinh tế huyện Phù Mỹ nói chung và phát triển sản xuất CN-TTCN nói riêng, ngoài thế mạnh của tỉnh trong nông nghiệp do là tỉnh thuần nông thì lĩnh vực CN-TTCN cũng đóng góp phần lớn

trong GTSX toàn tỉnh, khi mà tỉ trọng đóng góp của CN-TTCN trong giai đoạn 2010 – 2015 đạt mức trung bình là 35%/năm và có xu hướng tăng lên, cá biệt vào năm 2013 mức đóng góp của CN-TTCN tăng lên đến hơn 40%.

Sự tăng lên của tỉ trọng đóng góp cho GTSX toàn huyện của khu vực CN-TTCN chứng tỏ khu vực này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện Phù Mỹ, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Biểu đồ 2.8. Tỉ trọng đóng góp của khu vực CN-TTCN trong GTSX toàn huyện

Ngoài giải quyết việc làm, lĩnh vực sản xuất CN-TTCN còn mang lại nguồn thu nhập tương đối cho người lao động trong điều kiện huyện Phù Mỹ còn khó khăn về nhiều mặt

Bảng 2.19. Thu nhập bình quân trong khu vực CN-TTCN so với tổng thu nhập bình quân toàn huyện

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng thu nhập (tr đồng) 103.664 130.651 142.123 123.889 130.497 Tổng số LĐ (người) 4.037 4.335 3.908 3.386 3.631 Tổng TNBQ (tr đồng/ng/năm) 25,68 30,14 36,37 36,59 35,94 Thu nhập KV CN-TTCN (tr đồng) 46.105 55.262 59.590 47.127 52.879 Số LĐ KV CN-TTCN (người) 2172 2237 1967 1381 1435 TNBQ KV CN-TTCN (tr đồng/ng/năm) 21,23 24,70 30,29 34,13 36,85

Nguồn: Chi cục thống kê Phù Mỹ

Thu nhập bình quân của lao động Phù Mỹ là 25,67 triệu đồng/người /năm vào năm 2010 và ở mức gần 36 triệu đồng/người/năm vào năm 2015. Riêng trong lĩnh vực CN-TTCN ở những năm trước thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khu vực này thường thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của toàn huyện thì đến giai đoạn 2014 lại có xu hướng cao hơn so với TNBQ toàn huyện. ĐIều này chứng tỏ lĩnh vực CN-TTCN đang có những bước phát triển tốt hơn trong thời gian gần đây dù rằng kinh tế huyện Phù Mỹ nói riêng và cả nước nói chung giai đoạn này đang bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, cùng với việc hạn chế xuất khẩu quặng Titan sang Trung Quốc đã làm ảnh hưởng mạnh đến GTSX của ngành CN-TTCN trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)