6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Điều kiện xã hội
- Nhu cầu thị trường:
Để cho các cơ sở sản xuất thủ công tồn tại và phát triển, từ đó duy trì sự phát triển của làng nghề thì yêu cầu sản phẩm của làng nghề phải có khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường ngày một đa dạng và phong phú.
Nói cách khác thì sản phẩm CN-TTCN làm ra phải phù hợp với nhu cầu của thị trường (bao gồm cả về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu…), nếu không thích vứng với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường thì sản xuất sẽ bị sa sút, thậm chí không còn duy trì được sự tồn tại của làng nghề, cơ sở sản xuất (ví dụ làng nghề làm mành cọ, làm quạt nan, làm mũ lông cò cho quan…).
Do đó, các chủ cơ sở sản xuất CN-TTCN phải luôn tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường để có những điều chỉnh phù hợp trong việc sản xuất
kinh doanh của cơ sở mình. Ví dụ như trong cơ sở sản xuất bánh tráng, nếu như trước đây bánh tráng là ra chủ yếu bằng nồi thủ công với hình dạng tròn thì nay trên thị trường đã có loại bánh tráng vuông với sự hỗ trợ của máy tráng và máy cắt, giúp cho sản phẩm đồng đều hơn về chất lượng (bánh dày đều, không có chỗ dày chỗ mỏng như kiểu tráng truyền thống) và bắt mắt hơn về mẫu mã (bánh vuông đều, không bị bể cạnh như bánh tròn). Hoặc thậm chí có cơ sở còn đầu tư máy nướng để nướng bánh tráng và kít bì kín, xây dựng thương hiệu riêng và đưa đi bán khắp trong Nam ngoài Bắc, điều mà trước đây với việc sản xuất truyền thống không thể làm được.
- Giá trị truyền thống:
Yếu tố truyền thống có vai trò nhất định trong việc phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN. Thực tế cho thấy, trong các làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN nếu không có được những nghệ nhân ở ngay chính trong địa phương (một số ít trường hợp từ nơi khác truyền sang) thì không thể có nghề để phát triển.
Vấn đề truyền nghề và bảo vệ bí quyết nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề, cac cơ sở sản xuất TTCN, đặt biệt là đối với các làng nghề truyền thống. Việc truyền nghề theo phương pháp truyền miệng trong gia đình và giữ bí mật nghề nghiệp sẽ làm cho làng nghề, các cơ sở sản xuất CN-TTCN, đặc biệt là làng nghề truyền thống đảm bảo tính đặc trương và tồn tại nhưng nếu có những nguyên nhân nào đó bí mật không được truyền lại làm cho làng nghề bị mai một hoặc cứ giữ bí mật thì làng nghề khó có điều kiện phát triển theo hướng phân công lao động đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
Như vậy, thông qua phân tích nội hàm các khái niệm phát triển CN- TTCN cũng như phân tích chi tiết nội dung của phát triển CN-TTCN và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Tác giả hy vọng giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về phát triển CN-TTCN, vị trí và vai trò của phát triển CN-TTCN
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. Đồng thời qua đó có thể thấy được những nhân tố đã và đang ảnh hưởng đến phát triển CN-TTCN để từ đó có những chính sách phù hợp nhằm làm thay đổi hiện trạng, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển CN-TTCN của các địa phương.
Mặc khác thông qua các phân tích về cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến phát triển CN-TTCN để đối chiếu, so sánh với sự phát triển CN- TTCN trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Từ đó rút ra những điểm tương đồng so hay khác biệt với lý luận, giúp cho việc phân tích đánh giá dễ dàng hơn
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ MỸ