3.3 .CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.3.7. Hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của
của nhà nƣớc để thúc đẩy CN-TTCN phát triển
Tiếp tục tăng cường xây dựng và hoàn thiện một số chính sách khuyến khích, kêu gọi mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất CN – TTCN.
Về thủ tục hành chính:
Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, khảo sát tính khả thi cũng như giải phóng mặt bằng phải là ưu tiên được đưa lên hàng đầu. Các bước thẩm định, rà soát, xin chủ trương thực hiện dự án được UBND huyện chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp thực hiện chặt chẽ trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, chính quyền các xã, thị trấn cũng tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích thiết thực của các dự án đầu tư vào địa bàn để bà con nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, từ đó rút ngắn thời gian triển khai các công tác khác.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp, sớm ban hành bộ quy tắc ứng xử làm việc. Quy định cụ thể thời
gian nhận và trả hồ sơ liên quan đến các vấn đề như đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cải cách hành chính, thủ tục theo hướng nhanh gọn, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Sớm xây dựng quy chế phối hợp phân công giữa các ban, ngành, địa phương.
Kiện toàn cơ chế hoạt động và bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý của các phòng ban trong huyện đặc biệt là phòng kinh tế - hạ tầng.
Đổi mới công tác quản lý nhà nước; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Về cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, làng nghề đã được quy hoạch; Ban Quản lí các cụm công nghiệp làng nghề thực hiện những dịch vụ cần thiết, góp phần thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào các cụm công nghiệp tập trung hiện có. Kịp thời giải quyết các vướng mắc về mặt bằng cho các dự án đang triển khai và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải di dời.
Khuyến khích các doanh nghiệp đã hoàn thành đầu tư sớm đi vào vận hành, sản xuất, phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2025. Tiếp tục tổ chức triển khai và thực hiện công tác GPMB dự án mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh thu hút phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị trường, chú trọng khuyến khích khôi phục và phát triển các Làng nghề truyền thống như: chế biến thủy sản xuất khẩu, Làng nghề truyền thống Bánh tráng mỳ chà, đan đồ dùng bằng tre, chỉ thảm xơ dừa, cá cơm xuất khẩu…
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về sự phát triển CN-TTCN của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định dưới sự hướng dẫn nghiêm túc và sâu sát của thầy Bùi Quang Bình, luận văn “phát triển CN-TTCN huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định” có những kết luận sau:
Phát triển CN-TTCN ở Phù Mỹ nói riêng và ở tỉnh Bình Định cũng như cả nước nói chung là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy trong quá trình phát triển CN- TTCN cũng có lúc trải qua những bước thăng trầm khác nhau, nhưng vai trò của nó trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn nói chung và cho cả nước nói riêng là điều không thể phủ nhận.
Phát triển ngành nghề ở nông thôn là một bước nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động đông đảo ở nông thôn, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế di dân tự phát ra thành phố, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hoá đầy đủ và phong phú.
Qua khảo sát, nghiên cứu và đánh giá bản thân tôi thấy hiện trạng CN- TTCN ở Phù Mỹ còn nhỏ bé và đang đứng trước những thách thức lớn như: Công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp thị yếu, thiếu vốn, các HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH… còn ít và non trẻ, trình độ người lao động, thậm chí là một số chủ sử dụng lao động chưa cao, chậm đổi mới trong tư duy sản xuât và kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có một số tiềm năng rất lớn như: bề dày các làng nghề truyền thống, tiềm năng về nguyên liệu chủ yếu là tại chỗ, lao động dồi dào… Nếu được tạo điều kiện và môi trường thuận lợi bằng các chính sách đồng bộ và có biện pháp tháo gỡ các vấn đề còn tồn tại,
vướng mắc sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển CN-TTCN của huyện trong thời gian tới. Điều này cần có sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cũng như sự quan tâm rộng rãi của quần chúng nhân dân.
[1] Bùi Quang Bình (2010), “Kinh tế Phát triển, NXB Giáo dục 2010.
[2] Bùi Quang Bình (9/2011), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (251)
[3] Đỗ Quang Dũng (1997), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học nông nghiệp 1, Hà Nội, Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở Hà Tây.
[4] Phạm Vân Đình, Đinh Văn Hiến, Nguyễn Phượng Lê (2000) Nghiên cứu những vấn đề cần giải quyết trong vấn đề làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc, trường đại học nông nghiệp 1, Hà Nội.
[5] Nguyễn Hồng Gấm (2010), Luận án tiến sỹ , Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
[6] Bùi Thị Minh Hằng (1996), Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
[7] Phạm Thị Hồng Hạnh (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Phát triển công
nghiệp nông thôn tỉnh Quãng Ngãi.
[8] Hồ Kỳ Minh (2011), đề tài nghiên cứu khoa học, Nghiên cứu phát triển
làng nghề tỉnh Quãng Ngãi.
[9] Một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định (Ban hành kèm theo Quyết định số
09/2007/QĐ-UB ngày 10/05/2007 của UBND tỉnh Bình Định).
Phát triển Nông thôn, Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp.
[12] Trần Thị Anh Trúc (2009), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006).
[13] Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển(82).
[14] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2010 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2011
[15] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2011và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2012
[16] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2012 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2013
[17] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2013 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2014
[18] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2014 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2015
[19] Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2015 và các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2016
[20] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
[21] Viện kinh tế-xã hội Cần Thơ (2012), Đánh giá thực trạng và định
hướng phát triển công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận Bình Thủy giai đoạn 2011-2015, và tầm nhìn đến năm 2020.
[22] Hoàng Văn Xô (2000), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn Việt
http://binhdinhblog.wordpress.com http://quynhonland.wordpress.com http://ubndbinhdinh.gov.vn http://www.mientrung.com http://www.tapchicongnghiep.vn http://cucthongke.binhdinh.gov.vn http://phumy.binhdinh.gov.vn http://baobinhdinh.com.vn