7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG QUẢN LÝ
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân
dân của tỉnh Quảng Bình
a. Các hoạt động chính trong công tác QLNN về giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Bình cho lao động vùng ngư dân ven biển
Tỉnh Quảng Bình có nhiều nhóm ngành nghề đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động ngƣ dân ven biển vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc tự tạo việc làm bằng nhiều hình thức linh hoạt kể cả việc làm bán thời gian nhƣ: Chế biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, Chế biến thủy, hải sản kết hợp với những ngành nghề mới thay đổi kỹ thuật hiện đại nhƣ: vật liệu xây dựng, chế biến lƣơng thực, gốm sứ, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ… Tuy nhiên, sau sự cố môi trƣờng biển Formasa năm 2016 đời sống và sản xuất của ngƣ dân tỉnh Quảng Bình bị ảnh hƣởng nặng nề, mất việc làm và không có thu nhập. Để khắc phục tình trạng này ổn định đời sống ngƣ dân, UBND tỉnh Quảng Bình đã đề ra nhiều chính sách và thực hiện nhiều biện pháp nhƣ chuyển đổi nghề nghiệp, ƣu tiên xuất khẩu lao động ứng phó kịp thời và có các biện pháp dài hạn nhằm quản lý việc làm, ổn định đời sống cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn tỉnh.
Một số giải pháp quản lý giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển đƣợc cơ quan nhà nƣớc tỉnh Quảng Bình đƣa ra nhƣ: Xây dựng, phát triển các hình thức dạy nghề và ngành nghề đào tạo ngắn hạn dài hạn phù hợp với mong muốn của ngƣ dân ven biển, liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để dạy nghề tạo đầu ra hiệu quả và giới thiệu việc làm cho ngƣ dân vào làm tại các cơ sở kinh doanh; Xây dựng các chính sách bình đẳng việc làm và các chính sách kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu quả việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố; Huy động hỗ trợ vốn vay để ngƣ dân tự chủ trong công việc làm ăn;
Quản lý nhiều chính sách về xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn tỉnh ra nƣớc ngoài lao động.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng đối với lao động ngƣ dân ven biển; Xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm cho ngƣ dân trên địa bàn tỉnh với các chƣơng trình việc làm và tƣ vấn việc làm, đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội cho lao động ngƣ dân ven biển, thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp đối với những ngƣ dân lao động nằm trogn vùng bị ảnh hƣởng bở sự cố môi trƣờng biển Formasa.
b. Kết quả QLNN về giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển của tỉnh Quảng Bình
Mặc dù là một tỉnh có khó khăn về thiên tai, ngƣ dân hằng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão, lũ lụt liên tiếp xảy ra ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống. Nhƣng UBND tỉnh Quảng Bình đã có các biện pháp kịp thời, các chính sách quan tâm những khó khăn về đời sống, giải quyết việc làm cho ngƣời ngƣ dân ven biển.
Báo cáo tại hội nghị giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh cho thấy, trong năm 2017, tỉnh Quảng Bình đã giải quyết việc làm cho 125.290 lao động, đạt tỷ lệ 101,8% kế hoạch; tạo ra 9.581 chỗ việc làm mới, đạt 102,07% kế hoạch; qua đó kéo giảm tỷ lệ tất nghiệp năm 2017 xuống 5%.
Đây có thể coi là kết quả rất tốt của ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, vì với quy mô dân số vừa, cơ cấu kinh tế phát triển không mạnh, đặc biệt là chịu ảnh hƣởng lớn sau sự cố môi trƣờng biển Formasa thì công tác QLNN về giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Bình đạt kết quả rất khả quan.