7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢ
2.3.1. Những thành công trong quá trình quản lý nhà nƣớc về giải quyết
2.3.1. Những thành công trong quá trình quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng trong 5 năm (2013 quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng trong 5 năm (2013 – 2017)
- Cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, rút đƣợc các kinh nghiệm từ việc thực thi các chính sách đƣợc linh hoạt hơn.
- Cơ chế quản lý linh hoạt, thông thoáng giúp cho việc mở rộng và thành lập mới các doanh nghiệp làm tăng cầu về lao động, qua đó giải quyết đƣợc việc làm cho lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi lao động ngƣ dân nhƣ là các cơ sở kinh doanh, du lịch dịch vụ.
- Huy động hỗ trợ vốn vay giúp ngƣ dân ven biển chủ động hơn trong việc đầu tƣ làm ăn, tạo việc làm.
- Cơ sở hạ tầng thành phố phát triển, giúp cho việc giao thƣơng buôn bán giữa các vùng thuận lợi hơn.
- Xây dựng các khoá đào tạo việc làm cũng giúp trình độ của lao động ngƣ dân đƣợc cải thiện giúp cho cơ hội việc làm đƣợc tăng lên, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp đƣợc tốt hơn.
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, nhất là hoạt động tự kinh doanh trong những năm gần đây đã thu hút đƣợc nhiều lao động ngƣ dân.
- Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần hạn chế tình trạng
lãng phí nguồn nhân lực, thiếu việc làm và thất nghiệp trong bộ phận ngƣ dân ven biển và giúp các đơn vị biết đƣợc những yếu kém, hạn chế còn tồn đọng trong chuyên môn. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Ngoài ra, các kiến nghị sau kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện nghiêm túc.
2.3.2 Hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân
- Hạn chế QLNN về giải quyết việc làm hiện nay của ngƣ dân ven biển là bộ máy QLNN chƣa gắn với tạo việc làm cho ngƣ dân ven biển, do đó có khoảng cách giữa Nhà nƣớc và ngƣ dân không biết để tạo việc làm, không biết tìm việc làm ở đâu, nhà nƣớc không biết ngƣời dân cần việc làm để hỗ trợ cho họ. Dẫn đến tình trạng thiếu việc làm nhƣng chƣa đƣợc thành phố quan tâm giải quyết kịp thời, làm tình trạng thiếu việc làm kéo dài ở bộ phận ngƣ dân ven biển. - Công tác quy hoạch kế hoạch về giải quyết việc làm của UBND thành phố Đà Nẵng hằng năm chƣa cụ thể dẫn dến thiếu định hƣớng mục tiêu, chiến lƣợc quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển.
- Chính sách về giải quyết việc làm ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản còn chồng chéo. Các quy định của chính sách việc làm mang tính quy phạm chƣa cao, chính sách chủ yếu hƣớng vào hỗ trợ, khuyến khích chƣa rõ trách nhiệm của các đối tƣợng điều chỉnh của chính sách.
- Các chính sách về kinh tế xã hội chƣa phát huy tác dụng để tạo điều kiện cơ sở tạo điều kiện việc làm và khởi nghiệp. Chính sách tín dụng chƣa phù hợp về điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp cận thị trƣờng nên hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Chính sách tín dụng cho vay chƣa phù hợp với đặc điểm của ngƣ dân ven biển, chƣa tính đến cho vay để mua sắm trang thiết bị hiện đại nên hiệu quả đầu tƣ chƣa cao.
- Công tác hƣớng dẫn, tƣ vấn, hỗ trợ lao động ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn hạn chế trong việc thông tin về việc làm, thị trƣờng lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, cơ sở kinh doanh còn thiếu.
- Việc quy hoạch phát triển tàu thuyền chƣa hợp lý, thiếu định hƣớng nên dẫn đến số lƣợng các phƣơng tiện khai thác ven bờ chiếm tỷ lệ lớn, thô sơ nên tạo ít việc làm. Hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, dịch vụ chƣa đƣợc quan tâm nên việc tạo ngành nghề cho ngƣ dân còn nhiều hạn chế.
- Công tác đào tạo nghề cho ngƣ dân còn hạn chế, chƣa đúng đối tƣợng cụ thể, tràn lan, hạn chế trình độ của ngƣời dân, chất lƣợng đào tạo kém chủ yếu là lý thuyết chƣa vận dụng vào thực tế nhiều, trong đó số đội ngũ thuyền trƣởng, máy trƣởng hầu hết chƣa đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp chính quy, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng đƣợc các thiết bị hàng hải, khai thác và kiến thức pháp luật về hàng hải; Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sơ dạy nghề nhƣng tỷ lệ ngƣ dân ven biển tham gia các khóa đào tạo nghề ít.
- Chƣa thống kê đƣợc số hộ dân thiếu việc làm, có sức lao động nhƣng chƣa có việc làm để làm cơ sở bố trí các công việc phù hợp cho ngƣời dân. Chƣa đa dạng hoá ngành nghề của ngƣ dân (dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng, ...)
- Thiếu thống nhất, khả thi, dự báo, dự đoán về nguồn lao động ngƣ dân ven biển, các số liệu chênh lệch nhau... chƣa có biện pháp hỗ trợ ngƣời dân trong giải quyết việc làm thời vụ.
- Trình độ lao động vẫn còn thấp chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu nên gặp khó khăn trong đào tạo nghề.
- Trung tâm giới thiệu việc làm chƣa phát triển, ngƣ dân không tiếp cận đƣợc thông tin dẫn đến không tìm đƣợc việc làm phù hợp.
- Tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động đang diễn biến phức tạp, nhƣng thành phố chƣa có biện pháp điều chỉnh cân đối để đảm bảo việc làm cho ngƣ dân ven biển.
- UBND thành phố việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình quốc gia và thành phố giải quyết việc làm cho ngƣ dân dẫn đến hiệu quả thấp. Cụ thể là các hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp chƣa hiệu quả cao, nhiều ngƣ dân vẫn lúng túng và chƣa có việc làm. Các hoạt động tổ chức hội chợ việc làm, đƣa lao động đến các trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế.
- Chƣa tổng kết bài học kinh nghiệm trong giải quyết việc làm để có biện pháp bổ sung sửa đổi chính sách các biện pháp quy định cuả nhà nƣớc trong vấn đề này để có hiệu quả cao hơn.