7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Các dự báo về môi trƣờng việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng
- Theo báo cáo mới của ILO (tổ chức lao động quốc tế) cho thấy, trong tƣơng lai tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đƣợc dự báo sẽ tăng lên, nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng của lực lƣợng lao động cao hơn tốc độ tạo việc làm.
- Tăng trƣởng kinh tế tiếp tục gây thất vọng và ở mức không mấy khả quan. Điều này cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ khả năng tạo đủ việc làm của nền kinh tế.
- Xu hƣớng tƣơng lai là các nƣớc sẽ xích lại gần nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề việc làm để đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
- Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế một cách công bằng và toàn diện, giải quyết những nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng trì trệ dai dẳng nhƣ bất bình đẳng thu nhập, đồng thời có tính đặc thù của từng quốc gia.
- Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại một số nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, công nghệ mới sẽ đƣợc áp dụng triệt để trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Điều này có thể sẽ dẫn tới sự cắt giảm số lƣợng lớn những lao động ở trình độ thấp.
- Lao động vùng ngƣ dân cũng nằm trong xu hƣớng chung của nền kinh tế, khi mà tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng thì lao động vùng ngƣ dân càng chịu nhiều áp lực về vấn đề việc làm, thu nhập.
- Đối với thành phố Đà nẵng trong tƣơng lai, xu hƣớng NLĐ từ các tỉnh thành khác đến sinh sống và làm việc ngày càng nhiều, tạo nên áp lực cho lao động trên địa bàn trong vấn đề cạnh tranh tìm kiếm việc làm.
3.1.2. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm
Điều 55 Hiến pháp nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002) khẳng định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công nhân. Nhà nƣớc và xã hội có kế hoạch tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động”. Bộ luật Lao động năm 1994 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 năm 2007 và năm 2012) đã có Chƣơng 2 về việc làm, với các quy định cụ thể về chỉ tiêu tạo việc làm, Chƣơng trình quốc gia về việc làm, Quỹ Quốc gia về việc làm… và một số quy định cụ thể liên quan đến quyền có việc làm của ngƣời lao động và tuyển dụng lao động của ngƣời sử dụng lao động; các quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, các chính sách hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm; các quy định liên quan đến hoạt động giới thiệu việc làm và tổ chức giới thiệu việc làm.
- Nhà nƣớc xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tễ - xã hội 05 năm, hằng năm. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
- Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để NLĐ tự tạo việc làm và hỗ trợ ngƣời sử dụng LĐ sử dụng nhiều lao động.
- -
-
- Xuất phát từ tình hình phát triển của đất nƣớc và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII kỳ họp thứ 6 ngày 16/11/2013 đã thông qua Luật Việc làm và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015. Tại Điều 5 của Luật Việc làm nêu rõ chính sách của nhà nƣớc về quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm là:
+ Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho NLĐ, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về quản lý giải quyết việc làm.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia toạ việc làm và tự do tạo việc làm có thu nhập từ mức lƣơng tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triẻn kinh tế - xã hội, phát triển TTLĐ.
+ Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển TTLĐ và bảo hiểm thất nghiệp. - Chính phủ cũng có nhiều chính sách về quản lý giải quyết việc làm nhƣ: + Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
+ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm: “UBND cấp tỉnh xây dựng chƣơng trình việc làm của địa phƣơng, trình HĐND cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện chƣơng trình và hằng năm báo cáo kết quả về Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội”.
+ Thông tƣ 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Liên tịch Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Thông tƣ số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thu thập, lƣu trữ, tổng hợp thông tin thị trƣờng lao động.
+ Theo nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động ngƣ dân. Theo đó, lao động vùng ngƣ dân có những
quyền lợi nhƣ: Đƣợc cải thiện điều kiện lao động; đƣợc hƣởng các điều kiện chăm sóc sức khoẻ...
- Thành phố Đà Nẵng cũng ban hành nhiều chính sách quản lý, hỗ trợ giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố nhƣ:
+ Quyết định 5817/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố về phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
+ Quyết định số 142/20010/QĐ-UBND ngày 03/10/20010 về giải quyết việc làm cho ngƣời trong độ tuổi lao động vùng ngƣ dân của thành phố;
-
-
– 2018“. Từ các cơ sở pháp lý trên cho thấy, lao động – việc làm – QLNN về giải quyết việc làm là một trong những ƣu tiên của nhà nƣớc ta nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Để QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Đà Nẵng cần xem xét và nghiên cứu các cơ sở pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nói chung và lao động ngƣ dân vùng ven biển nói riêng.
3.1.3. Mục tiêu, quan điểm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm tới
a. Mục tiêu
Theo quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 thì: chỉ tiêu giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển bình quân hàng năm trên 9.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4% vào năm 2020;
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 80%, 70% lao động qua đào tạo có việc làm, nâng cao mức sống cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn và không còn hộ nghèo.
b. Quan điểm về quản lý nhà nước giải quyết việc làm cho lao động ngư dân ven biển trên địa bàn
- QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cần phải bám sát các mục tiêu quy hoạch, chiến lƣợc phát triển KT-XH của thành phố, với thị trƣờng lao động của thành phố, của vùng, cả nƣớc và hội nhập quốc tế. Chuyển hƣớng mạnh từ giải quyết việc làm theo định hƣớng cung sang định hƣớng cầu của thị trƣờng lao động, từng bƣớc hình thành thị trƣờng lao động hƣớng đến nhu cầu thị trƣờng của nền kinh tế.
- Tạo điều kiện cho ngƣời dân
và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực vùng ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố; do vậy cần tăng cƣờng xây dựng, bổ sung các chính sách về việc làm, tuyển dụng, sử dụng lao động vùng ngƣ dân ven biển qua đào tạo trên địa bàn thành phố.
- QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển phải có sự tham gia của các cấp chính quyền và của ngƣời dân toàn thành phố Đà Nẵng nói chung, ngƣ dân ven biển nói riêng.
Cần thiết phải xã hội hoá các chƣơng trình giải quyết việc làm, đây là hình thức tiếp cận rất quan trọng, vì trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng thì bản thân ngƣời ngƣ dân phải chủ động trong việc nâng cao năng lực làm việc và chủ động trong khâu tìm kiếm việc làm. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò trung gian là cầu nối giữa tổ chức sử dụng lao động và NLĐ vùng ngƣ dân ven biển.
- QLNN về giải quyết việc làm gắn với công bằng, bình đẳng mọi đối tƣợng.
Thành phố Đà Nẵng có quy hoạch, chiến lƣợc cụ thể với việc phân bố các nguồn đầu tƣ giữa các vùng miền. Phát huy vai trò của các chính sách xã hội trong việc xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm sự hài hòa trong phân phối lợi ích do tăng trƣởng kinh tế đem lại; hạn chế sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
- Cá nhân ngƣời lao động là tế bào của gia đình và mỗi gia đình là tế bào của xã hội thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển chung của toàn xã hội thì đòi hỏi công tác QLNN giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển phải nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cũng phải chỉ rõ cho ngƣời ngƣ dân thấy tầm quan trọng của công tác QLNN giải quyết việc làm, nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣ dân ven biển.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG