Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 55)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí đại lý

Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nƣớc, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nƣớc bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh - thƣơng mại của các nƣớc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ƣơng, bao gồm 6 quận Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và 2 huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km2

(trong đó phần đất liền là 950,53 km2; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2

).

c. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 - 230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

d. Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

a. Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đƣờng giao thông thông dụng là: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không.

- Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn nhất của Việt Nam.

- Nằm ở trung độ cả nƣớc, vấn đề giao thông đƣờng biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đƣờng biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng sông Hàn nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành nghề, cảng Đà Nẵng đảm bảm thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hoá đến và đi trên các nơi trên thế giới.

- Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), đƣợc tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đƣờng bay Đông – Tây. Công suất phục vụ khách 6 triệu lƣợt khách/năm.

- Năm 2015, mạng lƣới đƣờng bộ toàn thành phố có chiều dài trên 1.200km, hầu hết là đƣờng bê – tông nhựa, đã có 41 cầu (từ 25m trở lên) với tổng chiều dài gần 10,8km. Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đƣờng bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam. Hệ thống giao thông nội thị không ngừng đƣợc mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn thành phố nhƣ đƣờng hầm chui phía tây cầu sông Hàn, hầm chui Điện Biên Phủ… Ở nông thôn, các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã đƣợc bê – tông hoá và nhựa hoá, một số công trình cầu quan trọng đƣợc xây

dựng hoặc cải tạo nâng cấp đã phát huy hiệu quả, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, giúp kết nối thông suốt mạng lƣới giao thông đến các xã, thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh, hiện đại, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và thu nhập của nông dân.

Hệ thống cấp nƣớc và cấp điện cho sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất đang dần đƣợc nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của ngƣời dân cũng nhƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cảng Tiên Sa là cảng thƣơng mại lớn thứ ba sau cảng Sài Gòn và Hải Phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hoá 4 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận đƣợc các loại tàu hàng 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác nhƣ tàu container, tàu khách, tàu hàng siêu trƣờng siêu trọng.

b. Cơ cấu kinh tế

Từ khi thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng năm 1997, tình hình kinh tế thành phố có nhiều chuyển biến lớn theo hƣớng tích cực, bộ mặt thành phố thay đổi, từ cảnh quan đến chất lƣợng cuộc sống, môi trƣờng đô thị.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (GDP) theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2013 - 2017

ĐVT: %

Năm

GDP

Giá trị GDP theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Nông, lâm và thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 2013 41.660 1.124 13.603 26.933 2014 46.451 11.5 1.139 15.306 30.006 2015 51.911 11.75 1.275 16.825 33.811 2016 57.821 11.39 1.28 19.125 37.448

Năm

GDP

Giá trị GDP theo khu vực kinh tế (tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Nông, lâm và thủy sản Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 2017 63.327 9.52 1.305 20.596 41.426 Cơ cấu 2013 100 2.70 32.65 64.65 2014 100 2.45 32.95 64.60 2015 100 2.46 32.41 65.13 2016 100 2.16 33.08 64.77 2017 100 2.06 32.52 65.42

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2013 – 2017)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 2016 2017

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017

Bảng số liệu tổng sản phẩm (GDP) của thành phố tăng dần đều qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng đang có xu hƣớng chậm lại. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng trong 5 năm qua 2013 - 2017 không biến động lớn giữa các ngành kinh tế và nghiêng theo hƣớng: dịch vụ - công nghiệp và xây dựng – nông, lâm và thuỷ sản. Dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, gần 65% tổng sản phẩm GDP, công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 30% trong tổng cơ cấu nên kinh tế còn khu vực Nông, lâm ngƣ nghiệp chỉ đóng góp hơn 2% GDP và có xu hƣớng giảm.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đã thay đổi theo đúng hƣớng mà thành phố đề ra là thành trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội lớn, một khu vực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là thành phần gắn kết các dịa phƣơng, trở thành đầu tàu năng động, là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH với sự tăng trƣởng nhanh của các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng và ngành nông ngƣ nghiệp thì vẫn đƣợc giữ ở mức ổn định. Các ngành dịch vụ của thành phố phát triển mạnh về quy mô và đa dạng các loại hình, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế thành phố.

c. Nguồn vốn đầu tư giải quyết việc làm

Bảng 2.2. Thu chi ngân sách của thành phố qua các năm 2013 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Thu/chi ngân sách Năm

2013 2014 2015 2016 2017 Thu ngân sách 9.281 11.944 14.589 15.665 18.227 Chi ngân sách 7.657 9.505 10.151 12.101 13.477 Chi ngân sách cho hoạt

động giải quyết việc làm

Thu/chi ngân sách Năm

2013 2014 2015 2016 2017 - Trả lƣơng cán bộ, công

chức 8.28 6.3 5.88 6.96 7.5

- Chi cho xây dựng các trƣờng học dạy nghề, đào tạo và dạy nghề

4.14 3.15 2.94 3.48 3.75

- Tổ chức các hội thảo khoa

học, chợ việc làm 1.38 1.05 0.98 1.16 1.25 - Trợ cấp những trƣờng

hợp, hoàn cảnh khó khăn 2.76 2.1 1.96 2.32 2.5

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng)

Bảng 2.2 cho thấy Nguồn thu – chi ngân sách tăng dần và ổn định qua các năm, điều này giúp cho thành phố Đà Nẵng chủ động trong việc chi tiêu ngân sách. Tổng ngân sách chi cho hoạt động tạo việc làm cho ngƣời dân tƣơng đối cao, góp phần giải quyết các vấn đề về lao động và việc làm. Tuy nhiên tỷ lệ chi ngân sách trên tổng chi ngân sách giảm, ƣớc tính năm 2013 chi cho lao động – việc làm đạt 13,8%, đến năm 2017 giảm xuống còn 12,5% tổng chi ngân sách của toàn thành phố. Mặc dù vậy, công tác QLNN giải quyết việc làm luôn đƣợc chú trọng và đặt xu hƣớng cho công tác giải quyết việc làm cho NLĐ bên cạnh vai trò của cơ quan QLNN đƣợc thể hiển dƣới hình thức xã hội hoá giải quyết việc làm, trong đó có kêu gọi sự chung tay của gia đình, các tổ chức tƣ nhân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác.

Từ u tre

đu huy đọ ng cọng;... Tuy nhien, be khan nhu cho nhiều lĩnh vực nhiều nhu

n trong viẹ u tie .

2.1.3. Điều kiện xã hội

a. Quy mô và mật độ dân số

Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn thành phố qua các năm 2013 - 2017

ĐVT: người

Quy mô dân số 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng dân số 980.765 1.001.103 1.011.803 1.029.000 1.046.200 Tổng số ngƣời

trong độ tuổi lao động 547.267 565.169 580.171 600.016 650.980 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ so với tổng dân số (%) 55.80 56.45 57.34 58.31 62.22 LĐ đang làm việc 489.845 497.269 520.21 550.10 613.38 Tỷ lệ LĐ đang làm

việc so với dân số trong độ tuổi LĐ (%)

89.51 87.99 89.66 91.68 94.22

(Nguồn: Tổng cục thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2017)

Dân số thành phố Đà Nẵng theo thống kê đến năm 2017 là 1.046.200 ngƣời. Dân số Đà Nẵng có xu hƣớng tăng dần qua các năm, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng 7,85%. Cùng với sự gia tăng dân số là gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Đà Nẵng năm 2013 là 547.841 ngƣời chiếm 55.80% tổng dân số, năm 2017 tăng lên 650.980 ngƣời chiếm 62.22% tổng dân số. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số khá cao cho thấy nguồn lao động ở thành phố Đà Nẵng rất dồi dào. Mặc dù lƣợng lao động này vẫn chƣa đƣợc khai thác hết, nhƣng số lao động đang làm việc tăng qua các năm là một dấu hiệu khả quan của phát triển kinh tế - xã hội,

góp phần nâng cao chất lƣợng và nguồn cung lao động, nhƣng đồng thời cũng là áp lực của cơ quan chức năng trong việc tạo việc làm cho NLĐ, cụ thể: Lao động đang làm việc năm 2013 là 849.845 ngƣời chiếm 89.51% dân số trong độ tuổi lao động, đến năm 2017 tăng lên 613.38 ngƣời chiếm 94.22 dân số trong độ tuổi lao động.

b. Đặc điểm về lao động

- Theo độ tuổi và giới tính

Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động đặc trƣng theo độ tuổi và theo giới tính là một trong những số đo tin cậy về xu hƣớng thay đổi hoạt động kinh tế, có sự chênh lệch giữa nam và nữ, và chênh lệch vè tuổi giữa các thành phần ngƣ dân lao động. Tỷ lệ lao động nam trong các nhóm tuổi đều lớn hơn so với lao động nữ, tỷ lệ lao động lớn tuổi > 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Qua đó, cho thấy thành phố là địa bàn có số lao động nam nhiều hơn nữ, già hóa thị trƣờng lao động ở vùng ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, điều này ảnh hƣởng đến năng suất lao động, cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động sẽ giảm đi, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính tại thành phố Đà Nẵng năm 2017 ĐVT: người Nhóm tuổi Lực lƣợng lao động Tổng số Nam Nữ <35 27.557 11968 83810 <35 - 55 22.112 12.166 13.503 >55 35.361 19.365 17.190 Tổng số 85.030 43.499 41.531 (Nguồn: Sở LĐ – TB&XH Đà Nẵng)

- Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn

Chất lƣợng lao động đƣợc hình thành thông qua nhiều tiêu chí, trong đó 2 tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng là trình độ phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Hai tiêu chí này đƣợc hình thành trực tiếp thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phản ánh tình vai trò cũng nhƣ hiệu quả của công tác QLNN đối với vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣ dân ven biển.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật ảnh hƣởng rất lớn đến công tác QLNN về giải quyết việc làm, lao động với trình độ càng cao thì dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm và ổn định nghề nghiệp.

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động vùng ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: %

Trình độ Lao động

2014 2015 2016 2017

Công nhân kỹ thuật (Sơ cấp,

trung cấp, cao đẳng nghề) 24.2 27.1 29.6 32.2 Trung học chuyên nghiệp 10.7 12.5 13.1 16.4 Cao đẳng, Đại học, trên Đại

học 15.4 13.7 14.8 17.9

Khác/Không có trình độTrung

cấp 49,7 46,7 42.5 33.5

Hình 2.2. Cơ cấu lao động vùng ngƣ dân theo trình độ chuyên môn 2014 - 2017

Lao động vùng ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia thị trƣờng lao động đƣợc cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 50,3% năm 2014 lên 66,5% năm 2017. Tuy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng đều nhƣ vậy, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động qua đào tạo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (Theo Dự thảo Chiến lƣợc Dạy nghề Việt Nam đến năm 2020: Trong một chu kỳ dài, tỷ lệ tăng lao động qua đào tạo phải gấp 2 - 3 lần tốc độ tăng GDP). Thành phố Đà Nẵng là địa bàn lao động phát triển theo hƣớng ngành dịch vụ, tiếp cận với nguồn khác du lịch khá trở lên, chính vì vậy đòi hỏi nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động, đặc biệt là vùng ngƣ dân ven biển, là những đối tƣợng có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế vùng. Chính vì nhu cầu lao động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho ngư dân ven biển trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)