NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.1. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nguồn nhân lực phản ánh thành phần, tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong tổng thể nhân lực.

Việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với địa phương, ngành, tổ chức để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu thì cơ cấu nguồn nhân lực được xác định một cách đúng đắn và đồng bộ.

Để xác định cơ cấu nguồn nhân lực cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của địa phương để xem xét, phân tích, đánh giá công việc một cách khoa học từ đó xác định nhu cầu nhân lực cho từng loại công việc cụ thể.

Tùy vào mục đích và yêu cầu quản lý khác nhau, từ đó người ta xác định và phân loại cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp.

Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực:

+ Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo; + Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác; + Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính.

1.2.2. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Năng lực của người lao động là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người [22].

Năng lực nguồn nhân lực gồm kiến thức người lao động, kỹ năng làm việc, nhận thức và sức khỏe của nguồn nhân lực [8].

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và nhận thức cho nguồn nhân lực. Được xác định là mục tiêu của quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Để phát triển nguồn nhân lực, địa phương cần phải nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển của địa phương.

Nội dung của việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực bao gồm:

a. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn được đào tạo để người lao động thực hiện các công việc cụ thể. Trình độ chuyên môn có được thường thông qua đào tạo bồi dưỡng tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nâng cao cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn cho người lao động thông qua đào tạo bồi dưỡng.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực càng cao thì khả năng tiếp thu, vận dụng các kiến thức vào công việc sẽ tốt hơn.

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, địa phương cần phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Tiêu chí để đánh giá nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực gồm:

+ Sự gia tăng về số lượng lao động đã qua đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Tốc độ tăng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. + Sự gia tăng về số lượng lao động được đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc.

b.Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sịnh trong cuộc sống. Hay, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận từ một lĩnh vực nào đó vào thực tế nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp người lao động đó hoàn thành tốt công việc của mình quy định tính hiệu quả của công việc [22].

Kỹ năng nghề nghiệp được phân thành 02 loại cơ bản đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là kỹ năng mà người lao động có được thông qua việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức, gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo người khác, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và hòa giải, kỹ năng thương lượng, kỹ năng xây dựng đội ngũ, kỹ năng tạo ảnh hưởng…; Kỹ năng cứng là kỹ năng mà người lao động có được thông qua đào tạo từ nhà trường và tự học.

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động là nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để người lao động thực hiện công việc một cách khéo léo, thuần thục trên cơ sở nền tảng kiến thức có được

Để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trước hết cần phải hình thành trên cơ sở tập luyện, sau đó những kỹ năng này phải được tập luyện, thực hiện đến mức thuần thục, nhuần nhuyễn, khéo léo, tinh tế.

Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp:

+ Kỹ năng cần có: Kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính, kỹ năng phát triển nhóm và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột…

+ Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác công việc. + Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, giao tiếp. + Trình độ của các kỷ năng: yếu, trung bình, tốt, rất tốt.

c. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

Nhận thức là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.

Trình độ nhận thức của người lao động là trình độ phản ánh mức độ hiểu biết về chính trị, xã hội, pháp luật và tính tự giác trong hoạt động lao động.

Vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau nên dẫn đến hành vi, thái độ khác nhau, hiệu quả công việc cũng khác nhau.

Để nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động thì cần phải có nội dung, phương pháp, thời gian để nâng cao kiến thức, phẩm chất, đạo đức, nhân cách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Các tiêu chí đánh giá nhận thức của nguồn nhân lực:

+ Nhận thức của người người người lao động đối với công việc: ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, sự say mê nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp…

+ Mức độ hài lòng của người được cung cấp dịch vụ.

1.2.3. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực như một dạng năng lượng thúc đẩy con người hành động. Động lực xuất phát từ nhu cầu rồi đến mong muốn, các mục tiêu dẫn đến thôi thúc thỏa mãn nhu cầu, tiếp đó đến hành động để đạt các mục tiêu và cuối cùng là thõa mãn những mong muốn.

hăng say làm việc, nâng cao hiệu quả công việc.

Việc nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực được thực hiện thông qua các chính sách:

a. Cải thiện điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc được thể hiện qua môi trường làm việc, các trang thiết bị máy móc, công cụ dụng cụ, truyền đạt thông tin hỗ trợ cho người lao động trong quá trình làm việc.

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao năng lượng hay sức lực của người lao động. Điều kiện làm việc tốt sẽ giúp người lao động phát huy khả năng của mình.

Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất lao động mà còn giúp thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Các tiêu chí đánh giá điều kiện làm việc của nguồn nhân lực:

+ Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động có tốt hay không. + Mọi người trong tổ chức có đoàn kết, gắn bó với nhau không.

b. Chính sách khen thưởng

Khen thưởng là động viên về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động khi họ hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phần thưởng tinh thần có giá trị vô giá, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với người lao động.

Khen thưởng giúp cho người lao động hăng say học tập, nghiên cứu, lao động để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Để làm tốt công tác khen thưởng thì cần phải thường xuyên cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để người lao động hoàn thành tốt công việc.

Tiêu chí đánh giá chính sách khen thưởng: Khen thưởng có kích thích tinh thần, sự hăng say công việc của người lao động hay không;

c. Sự thăng tiến

Thăng tiến là đạt được một vị trí cao hơn trong tổ chức. Đối với người lao có nhu cầu cầu tiến thì sự thăng tiến là động lực thôi thúc để họ nỗ lực phấn đấu trong công việc. Đây là nhu cầu chính đáng, cần được quan tâm đặc biệt. Có thể nói xã hội ngày càng phát triển, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn là sự đóng góp rất lớn trong việc nỗ lực làm việc của người lao động có tinh thần cầu tiến về sự thăng tiến.

Người được thăng tiến sẽ được sự thừa nhận về năng lực, sự quý nể của nhiều người.

Các tiêu chí đánh giá sự thăng tiến:

+ Số lao động hàng năm được bố trí theo đúng quy hoạch. + Số lao động bất mãn, chán chường với công việc hiện tại.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực, bao gồm:

- Vị trí địa lý; - Địa hình; - Đất đai;

- Thời tiết, khí hậu.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giúp cho kinh tế địa phương phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực và ngược lại.

1.3.2. Điều kiện kinh tế

- Tốc độ phát triển kinh tế: nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, khi kinh tế phát triển sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng

và phát triển kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế là sự phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các khu vực, các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế. Theo quy luật phát triển thì cơ cấu kinh tế được chia thành ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời kỳ kinh tế còn sơ khai, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lúc này cơ cấu kinh tế sẽ là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; thời kỳ thứ hai là thời kỳ kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, lúc này cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch thành công nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; thời kỳ thứ ba là thời kỳ kinh tế phát triển cao độ, cơ cấu kinh tế lúc này sẽ là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong mỗi thời kỳ cơ cấu kinh tế sẽ quyết định cơ cấu nguồn nhân lực, điều này có nghĩa là khi cơ cấu kinh tế nghiên về lĩnh vực nào thì cơ cấu nhân lực lĩnh vực ấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực đồng thời phản ánh trình độ lao động của một địa phương, một quốc qua.

- Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực.

1.3.3. Điều kiện xã hội

- Dân số, lao động của địa phương là nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực của một địa phương đòi hỏi phải có một lượng dân số phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, nghĩa là không quá đông nhưng cũng không quá ít. Sự gia tăng nhanh về dân số dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, tác động đến nguồn lực đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Dân số đông là điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng nguồn lao động, tuy nhiên nó cũng gây ra áp lực cho việc giải quyết làm, dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội

ngày càng tăng, bên cạnh đó vấn đề giáo dục, y tế, môi trường cũng chịu sự tác động không nhỏ.

- Truyền thống văn hóa là những đặc trưng riêng về văn hóa của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, nó được tạo ra, gìn giữ, phát triển và lưu truyền cho đến hiện tại. Những đặc trưng này nếu phù hợp với xã hội với điều kiện kinh tế của địa phương sẽ là nhân tố tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực và ngược lại.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng tạo ra hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động và tuân thủ theo quy định đó. Qua đó người lao động sẽ nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để từ đó điều chỉnh mục tiêu, ý chí phấn đấu trong công việc. Hệ thống chính sách pháp luật ảnh hưởng sâu sắc đến việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, động lực, phát huy tìm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ

TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC PHỔ TỈNH QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Đức Phổ là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 14034'40" đến 14054'50" vĩ độ Bắc và 108047'50" đến 109005'60" kinh độ Đông.

Phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; phía Bắc giáp huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Huyện Đức Phổ có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã đồng bằng: Thị trấn Đức Phổ, Phổ Cường, Phổ Hòa, Phổ Ninh, Phổ Minh, Phổ Văn, Phổ Thuận; 06 xã bãi ngang ven biển: Phổ Thạnh, Phổ Châu, Phổ Khánh, Phổ Vinh, Phổ Quang, Phổ An; 02 xã thuộc khu vực miền núi: Phổ Phong, Phổ Nhơn. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại Thị trấn Đức Phổ.

Hình thể của huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt chiều dài của huyện, có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1A đi tỉnh Kon Tum, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh là đầu mối giao thông đường thủy và

là tụ điểm của nghề khai thác, đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn có Sa Huỳnh với bãi tắm có cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử là một điểm du lịch của tỉnh.

Vị trí địa lý huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện qua hình 2.1 sau.

b. Địa hình

Đức Phổ có địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)