Dự báo nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ đến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.4.Dự báo nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ đến

đến năm 2020

Căn cứ Luật CBCC năm 2008; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011

của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020; Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-20155 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 14/02/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ về việc ban hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực của huyện Đức Phổ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trong thời gian qua.

Với mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của huyện đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu chuyên môn, ngành nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đưa huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh trước năm 2020.

Trên cơ sở những mục tiêu của huyện đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Trong đó bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã và đặc biệt là đối với lực lượng CBCC hành chính cấp xã bằng hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đối với CBCC hành chính cấp xã: - 100% CBCC hành chính cấp xã đủ chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và đạo đức tốt.

- 100% CBCC hành chính cấp xã được bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin.

- 100% CBCC hành chính cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Trong đó sơ cấp chiếm tỷ lệ 15%, trung cấp chiếm tỷ lệ 80%, cao cấp chiếm tỷ lệ 5%.

- Tỷ lệ CBCC hành chính cấp xã nữ 35%. Trong đó cán bộ lãnh đạo nữ chiếm tỷ lệ 25% trong số cán bộ lãnh đạo.

Dựa trên thực trạng trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đối với CBCC hành chính cấp xã; căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp… để dự báo nhu cầu đào tạo cho CBCC hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ đến năm 2020.

Phương pháp dự báo ở đây là phương pháp dự báo định tính. Dự báo nhu cầu đào tạo cho CBCC hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ đến năm 2020 thể hiện qua bảng số liệu 3.1 sau.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ đến năm 2020

(ĐVT: người)

STT Bậc đào tạo Năm 2020

I Đào tạo trình độ chuyên môn 25

1 Trung cấp -

2 Cao đẳng 5

3 Đại học 15

4 Sau đại học 5

II Đào tạo trình độ lý luận chính trị 21

1 Trung cấp 15

2 Cao cấp 6

Từ bảng số liệu 3.1 trên cho thấy nhu cầu đào tạo cho CBCC hành chính cấp xã đến năm 2020 như sau:

- Về nhu cầu đào tạo trình độ chuyên môn cho CBCC hành chính đến năm 2020 là 25 người, chiếm tỷ lệ 54,34%, nhu cầu đào tạo CBCC hành chính năm 2020 giảm là do công tác đào tạo được thực hiện xuyên suốt từng năm và công tác tuyển dụng ngày càng hoàn thiện, dựa vào tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm nên số lượng CBCC được tuyển dụng đã được chuẩn hóa và có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, không tuyển dụng CBCC chưa qua đào tạo hay có trình độ sơ cấp. Trong đó, đến năm 2020 không còn nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp, bởi các CBCC chưa được đào taọ hay có trình độ sơ cấp thì đã được đào tạo hàng năm; nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng là 5 người, chiếm tỷ lệ 10,86%; nhu cầu đào tạo đại học là 15 người, chiếm tỷ lệ 32,6%, nhu cầu đào tạo sau đại học là 5 người, chiếm tỷ lệ 10,86%. Nhu cầu đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngày càng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển nguồn nhân lực của huyện nhà trong thời gian đến.

- Về nhu cầu đào tạo trình độ lý luận chính trị cho CBCC hành chính năm đến năm 2020 là 21 người, chiếm tỷ lệ 45,56%. Trong đó: nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp là 15 người, chiếm tỷ lệ 32,6%; nhu cầu đào tạo cao cấp là 6 người, chiếm tỷ lệ 13,04%%. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị ngày càng tăng là hết sức thiết thực bởi kiến thức vững chắc bao giờ cũng là cơ sở của sự thành công. Để có kiến thức thì CBCC là phải ra sức học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Góp phần xây dựng và củng cố đội ngũ CBCC vững về chính trị, chuyên về nghiệp vụ, đủ sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 83 - 87)