6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thựctrạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
a. Cải thiện điều kiện làm việc
Có thể nói điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Điều kiện làm việc tốt là một trong những nhân tố thu hút nhân tài. Điều kiện làm việc bao gồm cả điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Cải thiện điều kiện làm việc là làm cho điều kiện làm việc ngày càng đầy đủ, hiện đại hơn; mối quan hệ ngày càng văn minh,
bềnh vững hơn. Để cải thiện điều kiện vật chất cần có nguồn kinh phí để thực hiện việc đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác; xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc tạo môi trường thông thoáng, sạch đẹp, tạo cảm giác thoải mái nhất có thể cho người lao động khi đến làm việc. Bên cạnh đó cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp là vấn đề cần phải quan tâm, bởi đây chính là điều kiện tinh thần, người lao động có hăng say với công việc hay không phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ đồng nghiệp. Vấn đề cải thiện điều kiện làm việc đã được các cấp chính quyền quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể như:
- Về cơ sở vật chất: Hiện nay, tất cả trụ sở làm việc của UBND xã (15/15 trụ sở) đều được xây dựng kiên cố, khang trang, thông thoáng. Kinh phí đầu tư xây dựng mới cho một trụ sở UBND xã là từ 6-7 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn như: ngân sách hỗ trợ từ cấp trên, ngân sách địa phương. Về điều kiện trang thiết bị phục vụ quá trình công tác, hàng năm ngân sách huyện cấp từ 1-1,2 tỷ đồng cho UBND các xã thị trấn đầu tư mua sắm trang thiết bị. Mặc dù đã được trang bị tương đối đẩy đủ từ nguồn ngân sách của địa phương và ngân sách cấp trên hỗ trợ nhưng vẫn còn thiếu thốn, nhất là phương tiện máy vi tính, trung bình có 1,5 người/máy vi tính, chưa đáp ứng được nhu cầu công vụ của CBCC cấp xã. Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, có thể nói máy vi tính là phương tiện làm việc mang tính thiết yếu. Vì vậy, đây là vấn đề đã và đang được huyện nhà quan tâm, đầu tư mua sắm hay tranh thủ sự ủng hộ của các mạnh thường quân vào những năm tới để tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC cấp xã khi thực hiện công vụ.
- Mối quan hệ đồng nghiệp: Nhìn chung các địa phương đã xây dựng được mối quan hệ này ngày càng bềnh vững thể hiện sự chan hòa tình đồng chí đồng nghiệp, gần gũi, thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới và đã tạo được sức mạnh tập thể và được minh chứng qua những đánh giá xếp loại tập thể lao động tiên
tiến, tập thể lao động xuất sắc hàng năm mà các địa phương đã đạt được.
b. Chính sách khen thưởng
Các cấp thẩm quyền cũng rất quan tâm đến công tác này, với mục đích ghi nhận, biểu dương, tôn vinh thành tích, khuyến khích, khích lệ tinh thần bằng lợi ích vật chất và tinh thần đối với CBCC đã có thành tích trong phong trào thi đua hàng năm, tạo nên động lực thúc đẩy CBCC năng động, nhiệt tình và sáng tạo trong công tác.
Hàn năm, các địa phương tổng hợp danh sách CBCC đăng ký danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm và gửi cho UBND huyện (qua Phòng Nội vụ) vào đầu năm, trên cơ sở đó kết hợp với kết quả đánh giá xếp loại cuối năm để Chủ tịch huyện ra quyết định khen thưởng. Danh hiệu thi đua khen thưởng mà CBCC hành chính cấp xã đăng ký là danh hiệu Lao động tiên tiến, tương ứng với danh hiệu này đòi hỏi CBCC phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên. Hầu như ở cấp xã không có đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng thi đua khen thưởng của CBCC hành chính cấp xã năm 2014 ta xem xét bảng số liệu 2.19 sau.
Bảng 2.19. Thực trạng về việc thi đua khen thưởng của CBCC hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ năm 2014
Chức danh CBCC HC Tổng số Danh hiệu Lao động tiên tiến đã đăng ký Danh hiệu Lao động tiên tiến được công nhận CBCC HC được CT UBND huyện tặng Giấy khen SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) SL (ng) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4=(3/2) *100 5 6=(5/4) *100 7 8=(7/5) *100 Tổng số CBCC HC 190 161 85 158 98 47 30,0 CT UBND 15 15 100 12 80 9 75,0 PCT UBND 28 28 100 28 100 18 64,3 TCA 8 8 100 8 100 2 30,0 CHTQS 13 13 100 13 100 3 23,1 VP-TK 26 20 76,9 20 100 5 25,0 ĐC -XD 22 15 68,2 15 100 1 6,7 TC-KT 27 21 77,8 21 100 4 19,0 TP-HT 21 17 81,0 17 100 2 11,8 VH-XH 30 24 80,0 24 100 3 12,5
Nguồn: Phòng Nội vụ của UBND huyện Đức Phổ
Từ bảng số liệu 2.19 trên cho thấy tổng số CBCC hành chính cấp xã đã đăng ký thi đua khen thưởng với danh hiệu Lao động tiên tiến có 161 người, chiếm tỷ lệ 85% so với tổng số CBCC hành chính. Trong đó, các chức danh có 100% CBCC đăng ký thi đua khen thưởng là Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Công xã, Chỉ huy trưởng quân sự; còn các chức danh
Văn phòng – Thống kê, Địa chính – Xây dựng, Tài chính – Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa – Xã hội có số lượng CBCC đăng ký thi đua khen thưởng ít hơn so với số lượng CBCC của chức danh đó. Kết quả danh hiệu Lao động tiên tiến được Chủ tịch UBND huyện công nhận là 98%, hầu hết CBCC đăng ký đều được công nhận, tuy nhiên đối với chức danh Chủ tịch UBND có 3 người không đạt danh hiệu này là vì được cấp thẩm quyền đánh giá xếp loại cuối năm ở mức hoàn thành nhiệm vụ, nên không đủ tiêu chuẩn. Tiền thưởng kèm theo cho danh hiệu này là 345.000 đồng. Số lượng CBCC hành chính được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen là 47 người, chiếm tỷ lệ 30% so với số lượng CBCC đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, mức tiền thưởng kèm theo Giấy khen cũng 345.000 đồng. Cán bộ lãnh đạo (Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND) được tặng Giấy khen là 27 người, chiếm tỷ lệ 57% so với tổng số CBCC được tặng giấy khen.
Hình thức khen thưởng hiện nay vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn CBCC hăng say cống hiến sức lao động trong quá trình công tác, cụ thể: nguồn ngân sách dành cho khen thưởng còn hạn chế, số lượng CBCC được khen thưởng bị khống chế bởi tỷ lệ theo quy định, theo thường lệ thì khen thưởng từ lãnh đạo rồi mới đến nhân viên và còn có sự nể nang trong quá trình bình xét vì thế một số CBCC đủ điều kiện để được khen thưởng nhưng vẫn không được khen thưởng.
c. Sự thăng tiến
Những năm gần đây việc quy hoạch, bổ nhiệm CBCC cấp xã đã được các cấp lãnh đạo quan tâm hơn. Do đó CBCC đặc biệt là CBCC trẻ tuổi đạt thành tích suất xắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã được đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm chức danh lãnh đạo.
Vì thế việc bổ nhiệm CBCC đã tạo động lực thúc đẩy CBCC có tinh thần nỗ lực, phấn đấu trong công tác, đã trẻ hóa đội ngủ cán bộ quản lý theo đúng
chủ trương của Đảng và Nhà nước ta lúc bây giờ. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại việc đề bạc, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo dựa trên mối quan hệ cá nhân, chưa hoàn toàn dựa vào năng lực và đạo đức của người CBCC.
Một số CBCC được quy hoạch nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn hay chưa tạo được sự tín nhiệm từ đồng nghiệp nên chưa được bổ nhiệm vụ, họ đã thể hiện sự bất mãn, chán chường với công việc hiện tại. Điều này cho thấy việc quy hoạch cán bộ chưa thật sát với khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng lãnh đạo điều hành của CBCC, đồng thời cho thấy ý chí phấn đấu nổ lực mang tính thụt lùi của một số CBCC, họ chủ quan cho rằng đã được quy hoạch thì sẽ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo cho nên không cần nổ lực trong công tác, cho đến khi không đạt được điều như họ đã nghĩ, đã mong muốn thì họ lại có biểu hiện tiêu cực đó là bất mãn trong công việc và bất đồng quan điểm với đồng nghiệp. Vì thế đối với các đối tượng CBCC này cần được quan tâm bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống để họ nhận thấy được những ưu khuyết điểm của mình từ đó có hướng phấn đấu nổ lực cho công việc mang tính tích cực hơn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu của địa phương.