6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
a. Về cơ cấu nguồn nhân lực chưa tốt
Việc tuyển dụng CBCC chưa hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn tuyển dụng về ngành nghề theo quy định hiện hành đối với từng chức danh công chức, còn dựa vào mối quan hệ cá nhân.
Các cấp lãnh đạo chưa chú trọng nhiều đến công tác ưu tiên tuyển dụng, bổ nhiệm công chức nữ, công tác tổ chức cán bộ vẫn còn mang nặng tư tưởng "trọng nam", bênh cạnh đó với tính hy sinh, muốn an phận chăm lo gia đình đã góp phần hạn chế cơ hội thăng tiến và cống hiến của CBCC nữ;
b. Năng lực nguồn nhân lực còn hạn chế
Chính quyền địa phương chưa xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với từng CBCC, việc cử CBCC đi đào tạo chưa xem xét đánh giá sự phù hợp của chuyên ngành đào tạo với vị trí công tác mà CBCC đang đảm nhiệm.
Mặt khác, một bộ phận CBCC chưa ý thức được ý nghĩa của việc đào tạo bồi dưỡng, xem nhẹ việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà chủ yếu là hợp thức hóa bằng cấp để đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành, đặc biệt là đối với CBCC đã trên 45 tuổi.
Chính quyền địa phương chưa xác định kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với từng chức danh để bồi dưỡng cho CBCC.
Một số CBCC có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao, tư tưởng đạo đức chính trị chưa thấm nhuần.
c. Chưa tạo nên động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
Nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế và ngân sách cấp trên giao có hạn nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang bị phương tiện làm việc và việc này cần phải có thời gian, kinh phí.
Nguồn ngân sách dành cho khen thưởng còn hạn chế, số lượng CBCC được khen thưởng bị khống chế bởi tỷ lệ theo quy định, theo thường lệ thì khen thưởng từ lãnh đạo rồi mới đến nhân viên và còn có sự nể nang trong quá trình bình xét.
Việc đề bạc bổ nhiệm còn mang tính chủ quan và phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân. Công tác quy hoạch cán bộ chưa thật sát với khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng lãnh đạo điều hành của CBCC, bênh cạnh đó còn do ý chí chủ quan, tư tưởng thụt lùi của một số CBCC, họ chủ quan cho rằng đã được quy hoạch thì sẽ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo nên không cần tiếp tục phấn đấu, nổ lực trong công tác.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ
TỈNH QUẢNG NGÃI