Hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực

a. Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo

Với thực trạng một số CBCC được tuyển dụng có chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm vì vậy hiệu quả, chất lượng công việc chưa cao. Tồn tại hạn chế này là do việc tuyển dụng CBCC chưa hoàn toàn dựa vào nhu cầu về trình độ chuyên môn đối với từng vị trí việc làm mà còn dựa vào mối quan hệ cá nhân. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải làm tốt công tác tuyển dụng, phải xây dựng khung tiêu chuẩn về chuyên ngành đào tạo đối với từng chức danh công chức, căn cứ vào khung tiêu chuẩn này để tuyển dụng CBCC, CBCC có đủ tiêu chuẩn về chuyên ngành đào tạo thì mới được tuyển dụng; chấm dứt tình trạng tuyển dụng chỉ dựa trên mối quan hệ cá nhân, chưa đủ tiêu chuẩn về chuyên ngành đào tạo. Tùy vào chức danh công chức để tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển cho phù hợp với quy định hiện hành, cụ thể:

- Đối với các chức danh: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội thì thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển, người được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên và phù hợp với chức danh công chức cần tuyển, ưu tiên tuyển dụng người có trình độ đại học (chính quy) và phù hợp với chức danh công chức cần tuyển. Cụ thể hóa như sau:

+ Đối với chức danh Văn phòng - Thống kê: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành hành chính - văn phòng; văn thư - lưu trữ; luật; kinh tế; khoa học xã hội & nhân văn; nhân sự; báo chí - tuyên truyền; thống kê; công nghệ thông tin.

+ Đối với chức danh Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành địa chính; tài nguyên; môi trường; xây dựng; kinh tế xây dựng; giao thông; quy hoạch; kiến trúc; đô thị; hạ tầng kỹ thuật; thú y; thủy lợi; nông nghiệp; khuyến nông và phát triển nông thôn; lâm nghiệp; kinh tế nông lâm.

+ Đối với chức danh Tài chính- kế toán: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành tài chính; kế toán; kiểm toán.

+ Đối với chức danh Tư pháp - Hộ tịch: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành luật; hành chính.

+ Đối với chức danh Văn hóa - Xã hội: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành quản lý văn hóa - thông tin; quản lý nghệ thuật; quản lý du lịch; quản lý thể dục thể thao; lao động - xã hội - tiền lương; truyền thông - báo chí - tuyên truyền; khoa học xã hội và nhân văn; phát thanh - truyền hình; sư phạm Ngữ văn; hành chính; luật.

- Đối với các chức danh: Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm, người được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp trở lên, cụ thể hóa như sau:

+ Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành quân sự cơ sở và theo quy định của Luật dân quân tự vệ và luật cán bộ, công chức năm 2008.

+ Đối với chức danh Trưởng Công an xã: phải tốt nghiệp trung cấp trở lên các nhóm ngành quản lý trật tự xã hội; cảnh sát; an ninh; công an và theo quy định của Pháp lệnh công an xã và luật cán bộ, công chức năm 2008.

Trong giai đoạn từ năm 2015-2017 tuyển dụng đủ số lượng CBCC còn thiếu so với quy định. Cụ thể: Năm 2015, ưu tiên tuyển dụng chức danh Trưởng Công an xã với số lượng là 07 người và Chỉ huy trưởng Quân sự là 02

người, các chức danh này theo quy định mỗi xã chỉ có 01 công chức, nên việc đảm bảo số lượng CBCC để thực tốt chức năng nhiệm vụ của địa phương là rất cần thiết, vấn đề này là cấp bách cần được quan tâm, ưu tiên triển khai thực hiện trước nhất. Trong những năm tiếp theo từ năm 2016-2017, tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng. đảm bảo số lượng cán bộ công chức theo quy định đối với chức danh còn lại.

Ngoài việc thực hiện tốt công tác tuyển dụng CBCC còn phải nghiêm túc trong việc đánh giá phân loại chất lượng đội ngũ CBCC để sắp xếp lại ví trí việc làm cho phù hợp.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác

Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCC cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu sự phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng để phát triển huyện nhà và đất nước.

Ngoài việc bồi dưỡng đồng bộ cho CBCC giữa các vùng miền những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất thì đối với từng vùng miền khác nhau bổ sung các lớp bồi dưỡng kiến thức mang tính đặc thù tạo điều kiện cho CBCC nâng cao trình độ quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền, cụ thể:

- Đối với các xã đồng bằng: tạo điều kiện cho CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng liên quan đến quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Đối với các xã ven biển: tăng cường bồi dưỡng cho CBCC những kiến thức quản lý nhà nước về biển đảo: Luật biển; quản lý tài nguyên, môi trường biển.

- Đối với các xã miền núi: tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, an ninh - quốc phòng cho CBCC đặc biệt là CBCC làm công tác văn hóa - xã hội.

c. Cơ cấu theo độ tuổi, giới tính

Để hoàn thiện cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, địa phương cần thực hiện tốt những việc sau:

- Mạnh dạn giao việc cho CBCC trẻ, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với công việc mới để ngày càng trưởng thành hơn.

- Đề cử, quy hoạch, bổ nhiệm CBCC trẻ tuổi có năng lực (ưu tiên nữ), có phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống giữ các vị trí lãnh đạo để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

- Trong công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cần tăng tỷ lệ cán bộ công chức nữ, để họ có cơ hội thể hiện năng lực lãnh đạo, cơ hội nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp của mình, tạo môi trường làm việc công bằng giúp cho CBCC nữ thấy tự tin không tự ti về phái nữ, tạo cơ hội để họ phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình.

- Khi tuyển dụng cán bộ công chức bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, trường hợp nam, nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nhau, có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển thì ưu tiên lựa chọn nữ là người trúng tuyển.

- Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vấn đề bình đẳng giới, hạn chế tư tưởng “trọng nam, kinh nữ”.

3.2.2. Hoàn thiện việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực

a. Hoàn thiện việc nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực

Với thực trạng đến năm 2014 vẫn còn tồn tại CBCC chưa qua đào tạo, CBCC có trình độ sơ cấp; trong khi đó CBCC có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,79%, CBCC có trình độ đại học chỉ chiếm tỷ lệ 36,84%. Do vậy trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 thực hiện việc đào tạo về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC hành chính để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần phải thực hiện một số nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặt mục tiêu đến năm 2020: 100% công chức có trình độ từ trung cấp trở lên; 50% CBCC có trình độ đại học trở lên.

- Xác định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với từng chức danh mà CBCC hành chính cần có, được thể hiện qua bảng 3.2 sau.

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với từng chức danh mà CBCC hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ cần có Trình độ chuyên môn Chức danh cán bộ, công chức C T U BN D P C T UB N D TC A C HTQ S V P - TK ĐC - XD TC - KT TP - HT V H - XH - Đại học trở lên X X

- Trung cấp trở lên đối với các ngành hoặc nhóm ngành:

+ Quản lý trật tự xã hội; cảnh sát;

an ninh; công an. X

+ Quân sự. X

+ Hành chính - Văn phòng; Văn thư - Lưu trữ; Luật; Kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Nhân sự; Báo chí - Tuyên truyền; Thống kê; Công nghệ thông tin.

Trình độ chuyên môn Chức danh cán bộ, công chức C T U BN D P C T UB N D TC A C HTQ S V P - TK ĐC - XD TC - KT TP - HT V H - XH

+ Địa chính; Tài nguyên; Môi trường; Xây dựng; Kinh tế xây dựng; Giao thông; Quy hoạch; Kiến trúc; Đô thị; Hạ tầng kỹ thuật; Thú y; Thủy lơi; Nông nghiệp, Khuyến nông và phát triển nông thôn; Lâm nghiệp; Kinh tế nông lâm.

X

+ Tài chính; Kế toán; Kiểm toán. X

+ Luật; Hành chính. X

+ Văn hóa - Thông tin; Quản lý nghệ thuật; Quản lý du lịch; Quản lý thể dục thể thao; Lao động - Xã hội - Tiền lương; Truyền thông - Báo chí - Tuyên truyền; Khoa học xã hội và nhân văn; Phát thanh - Truyền hình; Sư phạm Ngữ văn; Hành chính; Luật.

X

- Rà soát, tổng hợp đội ngũ CBCC không đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định, CBCC đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp

cụ thể; đề xuất, khuyến khích đối với cán bộ lãnh đạo có độ tuổi cao nhưng không đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định, năng lực hạn chế thì thực hiện tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ chờ để đủ tuổi nghỉ hưu theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.

- Xác định nội dung đã đào tạo bồi dưỡng đối với từng CBCC để xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với từng CBCC đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm mà CBCC đang đảm nhiệm.

- Việc chọn cử CBCC đi đào tạo cần ưu tiên cho CBCC trẻ tuổi, có tên trong danh sách của kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chuyên ngành đào tạo hợp lý; tránh tình trạng chọn cử CBCC đi đào tạo mang tính ồ ạc, chạy đua bằng cấp, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm.

- Ngoài chế độ đào tạo bồi dưỡng từ nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ cho CBCC được cử đi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện hành thì địa phương cần tạo nguồn ngân sách hỗ trợ thêm kinh phí cho CBCC được chọn cử đi đào tạo bồi dưỡng này nhằm khích lệ tinh thần học tập.

- Thực hiện việc quản lý đối với CBCC được chọn cử đi đào tạo bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng như việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

b. Hoàn thiện việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực

Việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC là hết sức cần thiết đặc biệt là đội ngũ CBCC hành chính cấp xã, với thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của CBCC hành chính còn nhiều hạn chế. Do vậy để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Xác định những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đào tạo bồi dưỡng cho CBCC hành chính cấp xã, cụ thể được thể hiện qua bảng 3.3 sau.

Bảng 3.3. Những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đào tạo bồi dưỡng cho CBCC hành chính cấp xã tại huyện Đức Phổ

STT Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng

Đốitượngđược đàotạo

bồidưỡng

1 Kỹ năng lãnh đạo điều hành Chủ tịch, Phó CT UBND (Cán bộ)

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo Cán bộ

3

Bồi dưỡng kiến thức về an ninh,

quốc phòng Cán bộ, công chức hành chính

4

Kỹ năng soạn thảo, ban hành văn

bản hành chính Cán bộ, công chức hành chính

5

Kỹ năng giao tiếp hành chính, văn hóa công sở, chuẩn mực thực thi nhiệm vụ

Cán bộ, công chức hành chính

6

Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng

nông thôn mới Cán bộ, công chức hành chính 7 Bồi dưỡng kiến thức công nghệ

thông tin Cán bộ, công chức hành chính

8

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phổ biến pháp luật

Cán bộ, công chức hành chính

9 Bồi dưỡng kiến thức quản lý an ninh, trật tự an toàn xã hội

Công chức Trưởng công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự

10 Kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin

Công chức Văn phòng - Thống kê

STT

Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng

Đốitượngđược đàotạo

bồidưỡng

11 Kỹ năng khảo sát, đo đạc và lập hồ sơ địa chính

Công chức Địa chính - Xây dựng

12 Bồi dưỡng kế toán ngân sách xã và

các hoạt động tài chính khác ở cấp xã Công chức Tài chính - Kế toán 13 Kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng tuyên truyền, hòa giải ở cơ sở

Cán bộ, Công chức Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội 14 Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà

nước về Lao động - Xã hội Công chức Văn hóa - Xã hội - Đánh giá thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp của CBCC, trên cở sở đó xây dựng nhu cầu bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp đối với từng CBCC.

- Chính quyền địa phương cần quan tâm, triển khai, thực hiện đầy đủ các lớp bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho CBCC do Sở Nội vụ tỉnh hoặc UBND huyện tổ chức.

- Thông qua các cuộc họp, lớp học nghị quyết thực hiện việc tuyên truyền, vận động CBCC nâng cao kỹ năng nghề nghiệp bằng cách tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng và tự học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân, nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác.

c. Hoàn thiện việc nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực

Để góp phần nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực hành chính cấp xã thì cần chú ý đến những nội dung sau:

- Rà soát, tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ lý luận chính trị đối với CBCC chưa qua đào tạo trình độ trung cấp hoặc cao cấp (đối với cán bộ lãnh đạo). Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã xây dựng, chọn cử CBCC tham gia đào tạo về trình độ lý luận chính trị.

- Các cấp chính quyền cần phối hợp với Trường chính trị tỉnh để mở các lớp đào tạo trình độ lý luận chính trị với hệ đào tạo: vừa làm vừa học tại huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC cấp xã vừa tham gia đào tạo vừa có thể giải quyết kịp thời công việc của cơ quan nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Quán triệt đến CBCC về tinh thần tự giác, có ý thức trách nhiệm, năng động trong công tác, kịp thời nắm bắt thông tin kinh tế, chính trị, xã hội.

3.2.3. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người có động lực làm việc thường cảm thấy thoải mái, say mê với nhiệm vụ được giao và thể hiện tính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 103)