Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện kinh tế

- Tốc độ phát triển kinh tế: nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, khi kinh tế phát triển sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng trưởng

và phát triển kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế là sự phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các khu vực, các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế. Theo quy luật phát triển thì cơ cấu kinh tế được chia thành ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời kỳ kinh tế còn sơ khai, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lúc này cơ cấu kinh tế sẽ là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; thời kỳ thứ hai là thời kỳ kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghiệp hóa, lúc này cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch thành công nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; thời kỳ thứ ba là thời kỳ kinh tế phát triển cao độ, cơ cấu kinh tế lúc này sẽ là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong mỗi thời kỳ cơ cấu kinh tế sẽ quyết định cơ cấu nguồn nhân lực, điều này có nghĩa là khi cơ cấu kinh tế nghiên về lĩnh vực nào thì cơ cấu nhân lực lĩnh vực ấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực đồng thời phản ánh trình độ lao động của một địa phương, một quốc qua.

- Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 32)