6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
a. Tình hình phát triển kinh tế
Hiện nay, nông nghiệp ở Đức Phổ phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành chăn nuôi được đẩy mạnh. Hệ thống tưới tiêu được xây dựng, mở rộng, hệ thống kênh mương nội đồng được xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhằm đảm bảo diện tích tưới tiêu chủ động cho việc phát triển
sản xuất và vật nuôi, cây trồng trên địa bàn huyện. Về trồng trọt: sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 56.289 tấn. Năm 2014, giá trị sau thu hoạch trên 01ha trung bình đạt 65 triệu đồng. Đã hình thành và phát triển một số vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến như: mía, mì, keo lai, bạch đàn. Công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng được chú trọng, đến nay đã chuyển đổi thành công trên 403 ha diện tích đất sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng mía chuyên canh; Lâm nghiệp được chú trọng và ngày càng phát triển tốc độ trồng rừng, như phủ xanh đất trống đồi núi trọc được đẩy mạnh, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển và các dự án trồng rừng đã và đang được triển khai có kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được chú trọng, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp và phá rừng được đẩy lùi. Diện tích rừng trồng bình quân hàng năm tăng trên 10%/năm. Tỷ lệ che phủ của rừng 37%
Đức Phổ có bờ biển khá dài và có hai cửa biển, thuận lợi cho ngư nghiệp phát triển. Ngư nghiệp xưa nay được xem là một thế mạnh của huyện. Từ xưa, nghề cá luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân Đức Phổ. Ngư nghiệp ngày càng phát triển hơn trước, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành thủy sản Quảng Ngãi. Số lượng tàu thuyền từ 1346 chiếc vào năm 2011 tăng lên 1.425 chiếc vào cuối năm 2014, công suất 278.162 CV; sản lượng khai thác tăng bình quân hàng năm trên 1,54%/năm. Năm 2014 đạt 59.800 tấn. Bên cạnh việc đánh bắt và chế biến hải sản, ngư nghiệp còn có thêm một số nghề mới như: nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước ngọt trên các hồ nước. Về diêm nghiệp: Đức Phổ có 100 ha ruộng muối, có khả năng sản xuất từ 10-15 nghìn tấn trong năm.
Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ năm sau cao hơn năm trước. Công tác phát triển và quản lý chợ được quan tâm chỉ đạo và đầu tư xây dựng, Toàn
huyện có 24 chợ, 01 khu Trung tâm thương mại - Kết hợp chợ - Khu vui chơi giải trí đa năng,.. Tuyến du lịch “Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm”; Khu du lịch Sa Huỳnh, các điểm dịch vụ du lịch ven biển như Hội An (Phổ An), Nam Phước (Phổ Vinh), Châu Me (Phổ Châu) … đã được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện liên tục tăng qua các năm, được thể hiện qua bảng số liệu 2.1.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Đức Phổ từ năm 2010-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị sản xuất
(Giá so sánh 1994) 2.868,7 3.687,7 4.827,9 5.452,1 5.778,2 Công nghiệp - Xây dựng 1.159,3 1.616,9 2.144,3 2.322,8 2.589,4 Thương mại - Dịch vụ 989,2 1.340,2 1.913,9 2.346,0 2.403,2 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 720,2 730,6 769,7 783,3 785,6
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đức Phổ)
Từ bảng số liệu 2.1 cho thấy: năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt 5.778,2 tỷ đồng gấp 2,01 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 13,31%. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 2.589,4 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 11,5%; ngành Thương mại - Dịch vụ đạt 2.403,2 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 2,4%; ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 785,6 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 0,29%.
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ tăng dần qua các năm trong khi đó tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm dần, được thể hiện qua bảng số liệu 2.2 sau.
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Đức Phổ giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: %.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 100 100 100 100 100
Công nghiệp - Xây dựng 40,4 43,8 44,4 42,6 44,8 Thương mại - Dịch vụ 34,5 36,4 39,7 43,0 41,6 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 25,1 19,8 15,9 14,4 13,6
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đức Phổ)
Từ bảng số liệu 2.2 trên cho thấy năm 2010 tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng là 40,4%; Thương mại - Dịch vụ là 34,5%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 25,1%; đến năm 2014 tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng là 44,8%; Thương mại - Dịch vụ là 41,6%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 13,6%. Như vậy cơ cấu kinh tế của huyện nghiên về ngành Công nghiệp - Xây dựng vì thế để đáp ứng với cơ cấu kinh tế của địa phương đòi hỏi lực lượng lao động ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cơ cấu kinh tế huyện Đức Phổ giai đoạn 2010-2014 được thể hiện rõ hơn qua hình 2.2 sau.
40,4 34,5 25,1 43,8 36,4 19,8 44,4 39,7 15,9 42,6 43,0 14,4 44,8 41,6 13,6 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 2014
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đức Phổ giai đoạn 2010-2014
Nông, lâm, ngư nghiệp Thương mại - dịch vụ Công nghiệp - xây dựng
c. Cơ sở hạ tầng
Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được chú trọng. Đến năm 2014, huyện đã thực hiện xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được 09/15 dự án đã hoạt động, thu hút gần 600 lao động, tỷ lệ lấp đầy 03 cụm trung bình đạt 70%, trong đó Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phổ Phong đạt 100%, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Sa Huỳnh đạt 77%, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Đồng Làng đạt 35%, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều cơ sở sản xuất tư nhân mở rộng quy mô, đổi mới thiết bị, công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2010- 2014 là 9.179 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp ngoài nhà nước 5.744,7 tỷ đồng, vốn ngân sách 3.434,3 tỷ đồng. Hệ thống điện đã phủ khắp địa bàn huyện. Đến nay có 100% số hộ trên địa bàn huyện sử dụng điện. Hạ tầng bưu chính viễn thông được nâng cấp và mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.