Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Đức Phổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Đức Phổ

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra những chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch độ thị, phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển Thị trấn Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh trước năm 2015. Để thực hiện được điều này, huyện nhà đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện cụ thể như sau:

- Nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Về trồng trọt: chuyển đổi sản xuất lúa từ 03 vụ sang 02 vụ/năm, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 56.289 tấn, hình thành và phát triển một số vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến như mía, mì, keo lai, bạch đàn; Về chăn nuôi: tăng cường phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm; Về lâm nghiệp: thường xuyên chú trọng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, diện tích trồng rừng bình quân hàng năm tăng trên 10%/năm, tỷ lệ che phủ của rừng trên 37%; Về ngư nghiệp: phát triển về khai thác, nuôi trồng và chế biến, sản lượng khai thác bình quân hàng năm tăng trên 1,54%/năm, thực hiện các mô hình: nuôi tôm trên cát, cá lóc thương phẩm…, chế biến nước mắm, phơi sấy khô hải sản, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; Về diêm nghiệp: áp dụng các phương pháp sản xuất tiến bộ để nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất muối bằng các mô hình sản xuất muối sạch,

vật liệu chống thẩm thấu, giá trị tăng trưởng bình quân năm tăng 4,6%.

- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo tiền đề phát triển trong thời gian tới. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng bình quân là 35 -36%, chú trọng và làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Thu - chi ngân sách trên địa bàn đúng quy định, quản lý và khai thác tốt các nguồn thu. Cụ thể: khai thác tốt nguồn thu từ quỹ đất và những nguồn thu khác như thuế tài nguyên, thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 19,04%, chi ngân sách theo đúng dự toán được giao, công tác chi ngân sách được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định và tiết kiệm.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, trong đó phát triển du lịch làm nhiệm vụ đột phá. Quan tâm chỉ đạo, đầu tư xây dựng phát triển và quản lý chợ; Đầu tư và đưa vào khai thác các tuyến du lịch: Theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm, khu du lịch Sa Huỳnh, các điểm du lịch ven biển như Hội An (Phổ An), Nam Phước (Phổ Vinh), Châu Me (Phổ Châu).

- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tâng đô thị và tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể: Tăng cường xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình thuộc hạ tầng kỹ thuật trung tâm huyện lỵ và các cụm công nghiệp như bê tông hóa giao thông nông thôn trên 245 km, kiên cố hóa kênh mương trên 210 km, tập trung đầu tư xây dựng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như: thị trấn Sa Huỳnh (Phổ Thạnh), thị tứ Trà Câu (Phổ Văn), thị tứ Vạn Lý (Phổ Phong).

- Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, bảo vệ môi tường; quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải rắn như quy hoạch và xây dựng khu xử lý chất thải rắn.

- Đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: Kiên cố hóa, chuẩn hóa các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị.

- Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội: quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%, thực hiện tốt các chính sách xã hội như chính sách hỗ trợ về nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cấp bù miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, tổ chức mừng thọ…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)