6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Một số yêu cầu khi xây dựng giải pháp
Việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của huyện nói chung và của từng địa phương nói riêng. Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã phải được thực hiện mang tính đồng bộ, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể, công tác quy hoạch bổ nhiệm, tuyển dụng đúng trình tự thủ tục, đúng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành và của cả hệ thống chính trị. Cần đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại, để tìm ra nguyên nhân và đề ra những giải pháp khắc phục hạn chế, tạo điều thuận lợi cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã ngày càng phát triển đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Khi xây dựng các giải pháp cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC hành chính cấp xã phải mang tính toàn diện, cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn lẫn đạo đức lối sống. Thực hiện nghiêm túc việc nhận xét đánh giá CBCC theo định kỳ hàng năm, tổng kết biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời kỹ luật nghiêm minh những trường hợp sai phạm.
Không những đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị mà còn phải tăng cường bồi dưỡng kỹ năng nghề
nghiệp cho CBCC góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và phát triển toàn diện cho CBCC cấp xã.
Tăng cường luân chuyển CBCC từ cấp huyện về giữ các chức vụ chủ chốt ở cấp xã nhằm khắc phục tình trạng cục bộ địa phương trong bố nhiệm chức danh lãnh đạo, tuyển dụng CBCC; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Ngoài ra đối với các địa phương cần chuyển đổi vị trí công tác đối với một số chức danh công chức theo quy định giữa các địa phương với nhau nhằm tránh sự chay ỳ, lạm quyền trong công tác đặc biệt là đối với các chức danh: Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch.
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã có vai trò quan trọng, quyết định sự thắng lợi của việc thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của địa phương, vì vậy các giải pháp đề xuất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Phát triển phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức và lợi ích của cá nhân. - Đào tạo và phát triển phải tạo động lực làm việc cho người lao động. - Phát triển nguồn nhân lực hành chính phải đảm bảo cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.