Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH khởi phát (Trang 40 - 43)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

2.2.3.Các giả thuyết nghiên cứu

- Nhìn chung thì cùng một mức độ công việc người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thu nhập của họ cao hơn. Ngoài ra các yếu tố về công bằng trong thu nhập cũng được người lao động đánh giá cao. Điều này cũng được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Arthur G. Bedeian và cộng sự (1992), John. D Pettit và cộng sự (1997), T. Ramayah và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H1 được hình thành như sau:

H1: Đánh giá của nhân viên về Thu nhập càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Người lao động sẽ cảm thấy được hài lòng với những công việc cho họ cơ hội đào tạo và giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy việc tạo các cơ hội đào tạo và đề bạt thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài lòng đối với công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Spector (1985), J.H Ironson và cộng sự, John.D Pettit và cộng sự (1997), T. Ramayah và cộng sự (2001), Stanton và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự

(2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H2 được hình thành như sau:

H2: Đánh giá của nhân viên về cơ hội Đào tạo và thăng tiến càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Nhân tố lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Spector (1985), Jonh.D Pettit và cộng sự (1997), Lilia M Cortina và Vicki J. Magley (2011), T. Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H3 được hình thành như sau:

H3: Đánh giá của nhân viên về Cấp trên càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn với công việc nếu công việc của họ được hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp, đồng nghiệp thân thiện và giúp đỡ nhau trong công việc cũng như có sự cạnh tranh công bằng về các phần thưởng và đề bạt trong tổ chức. Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc hơn khi họ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của T. Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Phạm Văn Mạnh (2012).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H4 được hình thành như sau:

H4: Đánh giá của nhân viên về Đồng nghiệp càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Việc bố trí công việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng của người lao động, tăng năng xuất lao động và làm cho người lao động thoải mái trong công việc mà họ thực hiện. Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công

việc được giao nếu công việc đó là phù hợp với khả năng của họ. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Jonh.D Pettit và cộng sự (1997), T. Ramayah và cộng sự (2001), Kinicki và cộng sự (2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H5 được hình thành như sau:

H5: Đánh giá của nhân viên về Đặc điểm công việc càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Người lao động được cung cấp một điều kiện làm việc tốt sẽ đánh giá tốt về công việc của mình, ngược lại họ sẽ thấy bất mãn với điều kiện làm việc mà họ phải chấp nhận. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Spector (1985), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mạnh (2012).

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H6 được hình thành như sau:

H6: Đánh giá của nhân viên về Điều kiện làm việc càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

- Theo Artz (2008) phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc và ảnh hưởng tới sự thỏa mãn công việc

Dựa trên cơ sở này, giả thuyết H7 được hình thành như sau:

H7: Đánh giá của nhân viên về Phúc lợi càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH khởi phát (Trang 40 - 43)