KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH khởi phát (Trang 61)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.5.KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

3.5.1. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Sự hài lòng công việc và các biến độc lập như: Thu nhập; Đào tạo và thăng tiến; Cấp trên; Đồng nghiệp; Đặc điểm công việc; Điều kiện làm việc; Phúc lợi. Đồng

thời cũng phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 3.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson

Tương quan Pearson

SHLCV TN ĐTVTT CT ĐN ĐĐCV ĐKLV PL SHLCV Hệ số tương quan 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) N 200 TN Hệ số tương quan 0.620** 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 N 200 200 ĐTVTT Hệ số tương quan 0.717** 0.400** 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.000 N 200 200 200 CT Hệ số tương quan 0.631** 0.407** 0.514** 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.000 0.000

N 200 200 200 200 ĐN Hệ số tương quan 0.386** 0.116 0.275** 0.167* 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.101 0.000 0.018 N 200 200 200 200 200 ĐĐCV Hệ số tương quan 0.469** 0.584** 0.254** 0.243** -0.015 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.000 0.000 0.001 0.836 N 200 200 200 200 200 200 ĐKLV Hệ số tương quan 0.562** 0.427** 0.478** 0.434** 0.101 0.360** 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.157 0.000 N 200 200 200 200 200 200 200 PL Hệ số tương quan 0.596** 0.368** 0.461** 0.619** 0.271** 0.243** 0.335** 1 Mức ý nghĩa (kiểm định 2 phía) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.001 0.000 N 200 200 200 200 200 200 200 200

Theo kết quả, các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Cụ thể, mối liên hệ tương quan giữa các biến như sau:

- Tương quan giữa biến Thu nhập và Sự hài lòng công việc là

r= 0.620.

- Tương quan giữa biến Đào tạo và thăng tiến và Sự hài lòng công việc là r= 0.717.

- Tương quan giữa biến Cấp trên và Sự hài lòng công việc là r= 0.631. - Tương quan giữa biến Đồng nghiệp và Sự hài lòng công việc là r= 0.386. - Tương quan giữa biến Đặc điểm công việc và Sự hài lòng công việc

là r= 0.469.

- Tương quan giữa biến Điều kiện làm việc và Sự hài lòng công việc là r= 0.562. - Tương quan giữa biến Phúc lợi và Sự hài lòng công việc là r= 0.596. Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả phân tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức tương quan mạnh nên cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy đa biến. Nổi bật là hệ số tương quan giữa Đặc điểm công việc và Thu nhập cao nhất với r = 0.584. Kế đến là tương quan giữa Cấp trên và Đào tạo và thăng tiến với r = 0.514. Đứng thứ 3 là tương quan giữa

Điều kiện làm việc và Đào tạo và thăng tiến với r = 0.478.

3.5.2. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được tiến hành với 7 biến độc lập là Thu nhập; Đào

tạo và thăng tiến; Cấp trên; Đồng nghiệp; Đặc điểm công việc; Điều kiện làm việc; Phúc lợi và 1 biến phụ thuộc là Sự hài lòng công việc sử dụng phương

pháp Enter.

Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

SHLCV = B0 + B1*TN + B2*ĐTVTT + B3*CT + B4*ĐN + B5*ĐĐCV + B6*ĐKLV + B7*PL + ei

Kết quả hồi quy đa biến (Phụ lục) Đánh giá độ phù hợp của mô hình:

Bảng 3.7. Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình

hình R R 2 R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin- Watson 1 0.877 0.768 0.760 0.43005 1.616

Như kết quả phân tích thì mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.760 nghĩa là 78.6% sự biến thiên của Sự hài lòng công việc được giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần như: Thu nhập; Đào tạo và thăng tiến; Cấp trên; Đồng nghiệp; Đặc điểm công việc; Điều kiện làm việc; Phúc lợi.

Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình:

Bảng 3.8. Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa 1 Hồi quy 129,313 7 18,473 108,828 0,000 Phần dư 34,289 202 0,170 Tổng 163,601 209

Với giả thuyết H0: β1=β2=β3=β4=β5=β6=β7=0 (tất cả hệ số hồi quy bằng 0)

- Giá trị Sig(F) = 0,000 < mức ý nghĩa 5%: giả thuyết H0 bị bác bỏ. Điều đó có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu hiện có.

- Sig(β1), Sig(β2), Sig(β3), Sig(β4), Sig(β5), Sig(β6), Sig(β7) < mức ý nghĩa 5% nên các biến độc lập tương ứng là Thu nhập; Đào tạo và thăng tiến;

Cấp trên; Đồng nghiệp; Đặc điểm công việc; Điều kiện làm việc; Phúc lợi có

Phương trình hồi quy và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Bảng 3.9. Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy

Mô hình Hệ số không chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF 1 (Constant) -1.142 0.191 -5.991 0.000 TN 0.239 0.055 0.205 4.372 0.000 0.548 1.825 ĐTVTT 0.327 0.044 0.337 7.497 0.000 0.597 1.675 CT 0.173 0.048 0.173 3.588 0.000 0.516 1.937 ĐN 0.230 0.043 0.196 5.302 0.000 0.880 1.136 ĐĐCV 0.174 0.051 0.150 3.431 0.001 0.633 1.580 ĐKLV 0.130 0.046 0.122 2.855 0.005 0.663 1.508 PL 0.111 0.041 0.127 2.738 0.007 0.560 1.784 a. Dependent Variable: SHLCV

Phương trình hồi quy (chưa chuẩn hóa) rút ra được:

SHLCV = -1.142 + 0.239*TN + 0.327*ĐTVTT + 0.173*CT + 0.230*ĐN + 0.174*ĐĐCV + 0.130*ĐKLV + 0.111*PL + ei

Tầm quan trọng của các biến trong mô hình:

Để xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ta sử dụng hệ số Beta. Theo kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mô hình đối với Sự

hài lòng công việc như sau:

-Nhân tố Đào tạo và thăng tiến có hệ số Beta là 0.337 nên có tầm quan trọng nhất đối với Sự hài lòng công việc .

-Đứng thứ hai là Thu nhập với hệ số Beta là 0.205. -Thứ 3 là nhân tố Đồng nghiệp với hệ số Beta là 0.196. -Thứ 4 là Cấp trên có hệ số Beta là 0.173.

-Tiếp theo là nhân tố Phúc lợi với hệ số Beta là 0.127.

-Và cuối cùng là nhân tố Điều kiện làm việc với hệ số Beta là 0.122. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:

Hình 3.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa có trị trung bình (Mean) = 1.09*10-15 ≅

0 và độ lệch chuẩn = 0.982 ≅ 1: phân phối phần dư có dạng gần chuẩn, thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

- Kiểm định đa cộng tuyến: Giá trị VIF của các biến độc lập đều < 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Kiểm định tính độc lập của sai số:

- Hệ số Durbin-Watson là d = 1.616 cho thấy các sai số trong mô hình có tương quan thuận chiều (với mức ý nghĩa 5%, tra bảng Durbin-Watson với N = 200 và k = 7 là số biến độc lập: dL = 1,697, dU = 1,841 ta tính được miền

chấp nhận cho giá trị d thuộc (2,159 – 2,303). Ta thấy d < dL< dU có nghĩa là các phần dư có tương quan thuận chiều).

3.5.3. Kiểm định các giả thuyết

a.Thu nhập

Giả thuyết H1: Đánh giá của nhân viên về Thu nhập càng cao thì mức

độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1 = 0.205, Sig(β1)= 00000 < 0005: ủng hộ giả thuyết H1.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy Thu nhập có tác động cùng chiều đến

Sự hài lòng công việc của nhân viên trong công ty. Như vậy, khi nhân viên trong công ty cảm thấy Thu nhập mà họ nhận được tương xứng với những nỗ lực của bản thân càng nhiều thì sẽ càng mang lại niềm tin và hài lòng hơn đối với công việc của mình.

b.Đào tạo và thăng tiến

Giả thuyết H2: Đánh giá của nhân viên về cơ hội Đào tạo và thăng tiến

càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2 = 0.337; Sig(β2)= 0.000 < 0,05: ủng hộ giả thuyết H2.

Như vậy, có sự tác động dương (+) giữa Đào tạo và thăng tiến lên Sự

hài lòng công việc của nhân viên trong công ty. Điều này cho thấy nhân viên

càng cảm thấy cơ hội Đào tạo và thăng tiến của họ trong công ty càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

c.Cấp trên

độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3= 0.173, Sig(β3)= 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H3.

Như vậy, Cấp trên có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng công việc . Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy Sự hài lòng công việc của nhân viên trong công ty. Mức độ giá của nhân viên về Cấp trên càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

d.Đồng nghiệp

Giả thuyết H4: Đánh giá của nhân viên về Đồng nghiệp càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4= 0.196, Sig(β3)= 0.000 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H4.

Như vậy, Đồng nghiệp có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng công

việc . Hay nói cách khác, trong cuộc khảo sát cho thấy Sự hài lòng công việc

của nhân viên trong công ty bị ảnh hưởng bởi niềm tin, cũng như những mối quan hệ với Đồng nghiệp. Mức độ tin tưởng càng cao và các mối quan hệ tốt đẹp gữa những đồng nghiệp được xây dựng trong công ty thì Sự hài lòng công

việc của họ sẽ càng tăng cao.

e.Đặc điểm công việc

Giả thuyết H5: Đánh giá của nhân viên về Đặc điểm công việc càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5= 0.150, Sig(β5)= 0.001 < 0,05: Ủng hộ giả thuyết H5.

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động dương (+) từ yếu tố Đặc điểm công việc lên

viên trong công ty. Khi đánh giá của nhân viên về Đặc điểm công việc càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

f. Điều kiện làm việc

Giả thuyết H6: Đánh giá của nhân viên về Điều kiện làm việc càng cao

thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β6= 0.127, Sig(β6)= 0.005 < 0,05: Ủng hộ giả thuyết H6.

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động dương (+) từ yếu tố Điều kiện làm việc lên Sự hài lòng công việc của nhân viên trong công ty. Khi công ty càng tạo nhiều điều kiện làm việc thuận lợi hơn cho nhân viên thì Sự hài lòng công việc của họ tăng lên.

g.Phúc lợi

Giả thuyết H7: Đánh giá của nhân viên về Phúc lợi càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β7= 0,.122, Sig(β7)= 0.007 < 0.05: Ủng hộ giả thuyết H7.

Theo kết quả thu được trong cuộc khảo sát thì rõ ràng có sự tác động dương (+) từ yếu tố Phúc lợi lên Sự hài lòng công việc của nhân viên trong công ty. Khi công ty có nhiefu chính sách phúc lợi hơn cho nhân viên sẽ càng làm họ cảm thấy tin tưởng vào công ty hơn và làm Sự hài lòng công việc của họ tăng lên.

Bảng 3.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Kết quả

H1 Đánh giá của nhân viên về Thu nhập càng cao thì mức độ

hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại. Ủng hộ

H2

Đánh giá của nhân viên về cơ hội Đào tạo và thăng tiến càng cao thì mức độ hài lòng trong công việc càng cao và

ngược lại.

Ủng hộ

H3 Đánh giá của nhân viên về Cấp trên càng cao thì mức độ

hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại Ủng hộ

H4 Đánh giá của nhân viên về Đồng nghiệp càng cao thì mức

độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại Ủng hộ

H5 Đánh giá của nhân viên về Đặc điểm công việc càng cao thì

mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại Ủng hộ

H6 Đánh giá của nhân viên về Điều kiện làm việc càng cao thì

mức độ hài lòng trong công việc càng cao và ngược lại Ủng hộ

H7 Đánh giá của nhân viên về Phúc lợi càng cao thì mức độ hài

lòng trong công việc càng cao và ngược lại. Ủng hộ

3.5.4. Phân tích sự khác biệt

a.Sự khác biệt theo giới tính

Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính:

- Giả thuyết H1: Không có sự khác biệt về giới tính đối với Sự hài lòng

công việc .

- Kết quả kiểm định T-test như phụ lục

- Sig = 0.248 > 5%: nghĩa là không có đủ cơ sở để bác bỏ H1 . Do đó, không tồn tại sự khác biệt về giới tính trong Sự hài lòng công việc .

b.Sự khác biệt theo độ tuổi

- Giả thuyết H2: Không có sự khác biệt về tác động của Sự hài lòng công việc theo độ tuổi.

- Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục

- Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H2 . Do đó, tồn tại sự khác biệt về độ tuổi trong Sự hài lòng công việc của nhân viên. Trong đó, những người có độ tuổi Trên 35 tuổi có Sự hài lòng công việc cao hơn nhóm Dưới 25 tuổi.

c.Sự khác biệt theo thời gian làm việc

Các giả thuyết sự khác biệt theo thời gian làm việc:

Giả thuyết H3: Không có sự khác biệt về tác động của Sự hài lòng công

việc theo thời gian làm việc.

Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA) như phụ lục Sig = 0.000 < 5%: nghĩa là có đủ cơ sở để bác bỏ H3 . Do đó, tồn tại sự khác biệt về thời gian làm việc trong Sự hài lòng công việc của nhân viên. Trong đó, những người có thời gian làm việc Từ 5 năm trở lên có Sự hài lòng công

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến thành phần.

Thông tin mẫu cho thấy đối tượng khảo sát là những nhân viên đã và đang làm việc tại công ty TNHH Khởi Phát.

Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu thị trường. Trong đó 7 nhân tố thành phần đều tác động dương đến Sự hài lòng công việc của nhân viên đã và đang làm việc tại công ty TNHH Khởi Phát là Thu nhập; Đào tạo và thăng tiến; Cấp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH khởi phát (Trang 61)