6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1 Phát triển quy mô rừng
Phát triển quy mô rừng là tăng diện tích tạo rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ rừng, tăng trữ lƣợng gỗ cây dứng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu lâm sản và dịch vụ cho xã hội, thể hiện vị trí vai trò của rừng đối với việc giải quyết những mục tiêu qua trọng của nền kinh tế. Nó gắn liền với việc tăng trƣởng, tạo việc làm nhằmsử dụng các nguồn lực để xây dựng rừng hiệu quả.
Sự phát triển quy mô rừng đƣợc phản ánh qua ba chỉ tiêu là gia tăng diện tích rừng hiện có, nâng độ che phủ rừng, gia tăng giá trị kinh tế rừng trên một đơn vị diện tích rừng.
Quy mô đƣa lại hiệu quả khi quy mô đƣợc xác định một cách hợp lý, không phai quy mô càng lớn càng hiệu quả. Phát triển rừng về mặt quy mô có hai phƣơng thức sau:
-Phƣơng thức phát triển quy mô theo chiều rộng: Phƣơng thức này nhằm mở rộng diện tích gây trồng rừng với cơ sở vật chất thấp, kỹ thuật thô sở chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu tự nhiên của đất. Cụ thể là làm tăng khối lƣợng lâm sản cung cấp cho nền kinh tế quốc dân dựa vào việc mở rộng diện tích đất đai, khai hoang phục hóa, đƣa diện tích đất trồng đồi núi trọc vào sản xuất rừng với kỹ thuật và vốn đầu tƣ không thay đổi. Phƣơng thức này gắn với kiể quản canh. Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích đất bị hạn chế, hơn nữa do phát triển rừng theo hƣớng quản canh đã không chú ý đúng mức đến vấn đè kinh tế kỹ thuật, sử dụng đất đai, tài nguyên không những mang lại giá trị thấp mà còn gây ra những thiệt hại. Vì vậy, phái nâng cao chất lƣợng canh tác thông
qua đầu tƣ thêm tƣ liệu sản xuất và lao động để thu đƣợc nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích. Theo xu hƣớng đó, phƣơng thức phát triển rừng theo chiều sâu chiếm giữ ƣu thế.
-Phƣơng thức phát triển quy mô theo chiều sâu: Hình thức của phƣơng thức này là đầu tƣ thêm tƣ liệu sản xuất và lao động có chất lƣợng cao hơn trên một đơn vị diện tích rừng, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của đát nhằm thu đƣợc sản phẩm nhiều hơn trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Phƣơng thức này trở thành khuynh hƣớng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển khoa học công nghệ. Đây là quá trình kinh tế đa dạng và phức tạp. Phƣơng thức này gắn liền với phƣơng thức thâm canh giống cây trồng.
Tuy nhiên, phƣơng thức phát triển theo chiều sâu không hoàn toàn thay thế cho phƣơng thức phát triển quy mô theo chiều rộng. Trên thực tế hai phƣơng thức này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, Tùy từng điều kiện cụ thể, ở từng giai đoạn khác nhau mà có thể vận dụng phƣơng thức thứ nhất. phƣơng thức thứ hai hoặc có thể vận dụng cả hai phƣơng thức cùng một lúc.
Vì vậy, có thể thấy việc phát triển quy mô rừng bao gồm: Gia tăng diện tích rừng bao bồm việc bảo vệ diện tích rừng hiện tại và trồng rừng mới, nghiên cứu các loại cây trồng phù hợp và thâm canh giống cây trồng.
Vì vậy, muốn phát triển quy mô rừng: Thứ nhất, Nhà nƣớc cần đẩy mạnh việc thực hiện chủ trƣơng giao rừng, cho thuê rừng, đồng thời chính quyền cơ sở phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý Nhà nƣớc về đất lâm nghiệp; Thứ hai, chú trọng phát triển sản xuất rừng; Thứ ba, Nhà nƣớc và ngƣời dân cần có những biện pháp để khai thác và bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có.
Từ những phân tích trên, hệ thống tiêu chí đanh gái sự phát triển quy mô rừng gồm: 1) Diện tích rừng, độ che phủ của rừng qua các năm; 2) Diện tích
trồng mới qua các năm; 3)Tốc độ tăng diện tích rừng, độ che phủ rừng qua các năm.