6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3 Quy mô các nguồn lực phát triển lâm nghiệp của huyện Đại Lộc
a. Đất đai
Theo niên giám thông kê huyện Đại Lộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, hiện trạng sử dụng đất huyện Đại Lộc nhƣ sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp hiện trạng đất tự nhiên chia theo địa bàn xã, thị trấn huyện Đại Lộc năm 2016
ĐVT: Ha STT Tên xã Diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng 1 TT Ái Nghĩa 1.230,44 473,32 721,83 35,29 2 Đại An 661,05 254,29 387,80 18,96 3 Đại Chánh 5.138,97 1.976,83 3.014,75 147,40 4 Đại Cƣờng 920,00 353,90 539,71 26,39 5 Đại Hiệp 2.378,83 915,07 1.395,53 68,23 6 Đại Hòa 701,96 270,03 411,80 20,13 7 Đại Hƣng 9.210,99 3.543,23 5.403,57 264,19 8 Đại Hồng 5.136,38 1.975,83 3.013,23 147,32 9 Đại Lãnh 3.417,08 1.314,46 2.004,61 98,01 10 Đại Minh 775,00 298,12 454,65 22,23 11 Đại Nghĩa 3.138,74 1.207,39 1.841,32 90,03 12 Đại Phong 850,00 326,97 498,65 24,38 13 Đại Quang 3.680,60 1.415,83 2.159,20 105,57 14 Đại Sơn 9.412,36 3.620,69 5.521,70 269,97 15 Đại Thạnh 5.699,97 2.192,63 3.343,85 163,49 16 Đại Thắng 857,00 329,67 502,75 24,58 17 Đại Tân 1.330,00 511,62 780,24 38,15 18 Đại Đồng 4.169,49 1.603,89 2.446,01 119,59 Tổng cộng 58.708,86 22.583,76 34.441,20 1.683,90
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đại Lộc)
Qua bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Lộc ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016 là 58.708,86 ha. Trong đó, tổng
diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2016 là 22.583,76 ha, chiếm 38,47% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; Đất lâm nghiệp đạt 34.441,20 ha, chiếm 58,66% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhƣ vậy, đất lâm nghiệp chiếm gần 60% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, cho thấy đƣợc ƣu thế phát triển lâm nghiệp.
b. Lao động
Từ những đặc điểm của lâm nghiệp đƣợc trình bày ở phần trên, ta có thể thấy rằng, không chỉ ngành lâm nghiệp mà bất cứ ngành kinh tế nào khác cũng không thể thiếu trí tuệ, công sức và bàn tay chăm sóc của con ngƣời. Nói cách khác là ngành lâm nghiệp không thể thiếu lực lƣợng lao động. Lực lƣợng lao động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc duy tri sản xuất và phát triển lâm nghiệp. Hơn nữa, khi mà ngành lâm nghiệp vốn là ngành sản xuất chƣa có nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ đƣợc nghiên cứu và áp dụng, vì vậy, lực lƣợng lao động càng trở nên quan trọng và cấn thiết trong quá trình sản xuất và phát triển của nó. Nguồn lực lao động trên địa bàn huyện Đại Lộc qua các năm đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 2.16. Nguồn lực lao động theo ngành các ngành kinh tế tại huyên Đại Lộc qua các năm
ĐVT: Ngƣời
Năm 2012 2013 2014 2015
1. Nông, lâm, thủy sản 65,852 71,703 78,470 85,585
2. Công nghiệp, xây dựng 12,253 14,992 17,913 21,013
3. Thƣơng mại – Dịch vụ 5,251 4,997 4,478 4,349
Tổng cộng 83,357 91,692 100,861 110,948
Bảng 2.17. Cơ cấu nguồn lực lao động theo các ngành kinh tế tại huyện Đại Lộc qua các năm
ĐVT: %
Năm 2012 2013 2014 2015
100,00 100,00 100,00 100,00
1. Nông, lâm, thủy sản 79,00 78,20 77,80 77,14
2. Công nghiệp, xây dựng 14,70 16,35 17,76 18,94
3. Thƣơng mại – Dịch vụ 6,30 5,45 4,44 3,92
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc)
Theo các bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của huyện tăng đều qua các năm. Lao dộng vẫn tập trung phần lớn ở ngành Nông, lâm, thủy sản, là một lợi thế lớn cho ngành sản xuất lâm nghiệp. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động Nông, lâm, thủy sản tuy giảm nhƣng vẫn còn ở mức cao, cụ thể năm 2012 tỷ lệ lao động trong ngành này là 79,00% tuy nhiên đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống 77,14%. Nhìn vào bảng số liệu trên thì ta cũng dễ dàng nhận thất lực lƣợng lao động trong ngành Nông lâm thủy sản đang chuyển dần sang ngành Công nghiệp – Xây dựng. Trong tƣơng lại, vấn đề lao động phục vụ trong ngành lâm nghiệp là một điều đáng lƣu tâm, đòi hỏi nhà nƣớc cần có những chính sách hợp lý để duy trì một cách hợp lý tỷ lệ lao động phục vụ cho ngành lâm nghiệp, ngành sản xuất đƣợc xem là ngành giúp thoát nghèo và làm giàu chính đáng cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa và ngƣời dân địa phƣơng.
c. Vốn đầu tư
Vốn đầu tƣ bảo vệ và phát triển rừng chỉ tính cho các hạng mục lâm sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh. Tổng vốn đầu tƣ bảo vệ và phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 2.18. Vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm ĐVT: Tỷ đồng Hạng mục Năm 2012 2013 2014 2015 Lâm sinh 23,550 24,232 24,941 24,945 Cơ sở hạ tầng 2,655 2,748 2,993 2,990 Chi phí quản lý 2,358 2,588 2,775 2,776 Tổng cộng 28,563 29,568 30,709 30,711
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đại Lộc)
Dựa vào bảng số liệu về vốn đầu tƣ phát triển rừng huyện Đại Lộc thời gian qua cho thấy đề đầu tƣ vào việc phát triển lâm nghiệp cần một nguồn vốn rất lớn, nhƣng rủi ro tham gia vào ngành này là không hề nhỏ. Nhìn chung, vốn đầu tƣ phát triển lâm nghiệp qua mỗi năm có tăng nhƣng tăng lên không đáng kể so với tổng số vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế của huyện trong một năm. Cụ thể, năm 2012, tổng vốn đầu tƣ phát triển lâm nghiệp khoảng 28,563 tỷ đồng tăng lên 30,711 tỷ đồng năm 2015. Vốn đầu tƣ chủ yếu đƣợc rót vào hạng mục lâm sinh là chủ yếu, hạng mức lâm sinh chiếm trên 80% tổng vốn đàu tƣ cho phát triển lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng và chi phí quản lý chiếm khoảng dƣới 20% còn lại trong tổng vốn đầu tƣ.
Bảng 2.19. Tốc độ tăng vốn đầu tư vào phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm
ĐVT: % Hạng mục 2013 2014 2015 Bình quân Lâm sinh 2,90 2,93 0,02 1,95 Cơ sở hạ tầng 3,50 8,92 -0,10 4,11 Chi phí quản lý 9,75 7,23 0,04 5,67 Tổng cộng 3,52 3,86 0,01 2,46
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc)
Nhìn vào bảng tốc độ tăng vốn đầu tƣ vào phát triển huyện Đại Lộc qua các năm, ta thấy tốc độ đầu tƣ vào phát triển lâm nghiệp còn rất thấp, bình quân qua các năm chỉ đạt 2,46%, mặc dù tiềm năng từ lâm nghiệp là rất lớn.
Tốc độ đầu tƣ vốn vào chi phí quản lý tăng nhanh nhất với tốc độ bình quân là 5,67%. Điều này là hợp lý, bởi vì với tình hình hiện nay ở huyện Đại Lộc, các nạn chặt phá, khai thác rừng trái phép còn nhiều; cùng với đó các Doanh nghiệp đang khai thác lâm sản tại huyện còn nhiều hạn chế về quản lý lâm nghiệp, nên việc đầu tƣ vào quản lý sẽ góp phần tăng tốc độ phát triển lâm nghiệp huyện trong thời gian đến.
2.2.4 Tình hình tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế lâm nghiệp thời gian qua
- Hiện nay, huyện Đại Lộc có khoảng 2 doanh nghiệp lớn làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp đó là: Doanh nghiệp tƣ nhân Chế biến gỗ Phú Bình Tây và Công ty TNHH Chế biến Nông lâm sản Đại Lộc. Các mặt hàng đồ mộc làm ra bao gồm: bàn ghế, tủ, hàng thủ công mỹ nghệ với khoảng 800.000 bộ sản phẩm/năm.
- Về tình hình liên kết kinh tế:
Chƣa có sự liên kết giữa các nông hộ để hình thành các tổ hợp tác, tăng năng lực sản xuất. Liên kết hộ chủ yếu giữa những hộ có quan hệ huyết thống với nhau. Lâm sản do nông hộ sản xuất đã có doanh nghiệp thu mua và luôn đảm bảo đƣợc đầu ra tƣơng đối ổn định. Giữa hộ lâm nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp tuy có mối liên hệ nhƣng vẫn chƣa hình thành một mối liên kết bền vững và lâu dài, chƣa tạo đƣợc một quá trình sản xuất hiệu quả, thông suốt từ đầu váo cho đến sản phẩm đầu ra.
Đối với kinh tế trang trại chƣa liên kết với các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ nông dân trong quá trình sản xuất lâm sản hàng hóa.
Tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp rất ít nên không hỗ trợ liên kết nông dân mở rộng sản xuất nông sản
Nhìn chung, trong lâm nghiệp ở huyện chƣa hình thành các mô hình liên kết, những liên kết này chƣa chặt chẽ, rõ ràng do bản thân có doanh nghiệp,
hộ lâm nghiệp, hợp tác xã chƣa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất.