6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC
2.2.1 Phát triển quy mô rừng
a.Diện tích rừng, độ che phủ rừng
- Diễn biến diện tích rừng, độ che phủ rừng qua các năm của huyện Đại Lộc. Theo số liệu theo dõi diễn biến hiện trạng rừng huyện Đại Lộc qua các năm gần đây, tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc biến động nhƣ sau:
Bảng 2.8. Diện tích và độ che phủ rừng huyện Đại Lộc qua các năm gần đây
Năm
Diện tích đất tự nhiên (ha)
Diện tích rừng (ha) Tỷ lệ che
phủ rừng (%) Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2012 58.708,86 31.763,70 19.412,15 12.351,55 54,10 2013 58.708,86 34.435,65 19.851,48 14.584,17 58,65 2014 58.708,86 34.441,20 19.845,13 14.596,07 58,66 2015 58.708,86 34.441,20 19.845,13 14.596,07 58,66
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Bảng 2.9. Tốc độ tăng giá trị diện tích rừng huyện Đại Lộc qua các năm
ĐVT: Ha Năm Diện tích rừng Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2013/2012 2.671,95 439,33 2.232,62 2014/2013 5,55 -6,35 11,9 2015/2014 0 0 0
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Qua các bảng số liệu về diện tích và độ che phủ rừng huyện Đại Lộc qua các năm gần đây, ta thấy diện tích đất rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc có xu
hƣớng tăng lên trong những năm đầu và đi vào ổn định ở các năm sau. Năm 2012, diện tích đất rừng đạt 31.763,70 ha; đến năm 2015, diện tích đất rừng đạt 34.441,20 ha, tăng 2.677,50 ha so với năm 2012. Diện tích đất rừng tăng lên chủ yếu là ở rừng trồng, nguyên nhân là do thực hiện theo chủ trƣởng phát triển lâm nghiệp bền vững, mở rộng diện tích đất rừng trồng. Với những hƣớng đi đúng đắn trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Đại Lộc, góp phần không nhỏ trong việc phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc.
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng, năm 2012, tỷ lệ che phủ rừng huyện Đại Lộc là 54,10%, tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo, đến năm 2015, tỷ lệ che phủ rừng tăng thành 58,66%. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 của huyện Đại Lộc đạt đƣợc 58,66% là sự đóng góp công sức, nổ lực không ngừng của các cấp cơ quan chính quyền trong việc chỉ đạo, quản lý phát triển rừng thông qua các chính sách phát triển rừng theo từng giai đoạn và ý thức bảo vệ và phát triển rừng của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao thông qua việc tuyên truyền của các ngành chức năng, nhận thức giá trị kinh tế - xã hội và môi trƣờng từ rừng.
b.Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
-Đối với rừng phòng hộ: Toàn huyện có tổng diện tích 16.164,04 ha nằm trên địa bàn 9 xã. Trong đó:
Bảng 2.10. Diện tích đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đại Lộc 2016 ĐVT: Ha TT Xã Rừng phòng hộ Có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống 1 Đại Chánh 2.410,14 1.820,17 589,97 523,63 2 Đại Hiệp 414,24 0,00 414,24 0,00 3 Đại Hƣng 3.640,17 3.623,08 17,09 178,87 4 Đại Hồng 1.259,60 1.259,60 0,00 137,87 5 Đại Lãnh 1.590,24 1.582,62 7,62 46,15 6 Đại Quang 739,36 739,36 0,00 7,88 7 Đại Sơn 2.599,96 2.599,96 0,00 321,24 8 Đại Thạnh 2.048,56 2.048,56 0,00 37,80 9 Đại Đồng 1.461,77 1.461,77 0,00 0,00 Tổng huyện 16.164,04 15.135,12 1.028,92 1.253,44
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Toàn bộ diện tích nói trên hiện nay chủ yếu giao cho UBND các xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, chƣa đƣợc phân giao cho tổ chức, cá nhân cụ thể nào để sử dụng một các có hiệu quả. Nhìn chung trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực rừng phòng hộ chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất để trồng rừng, khai thác gỗ và săn bắt động vật trái phép; lực lƣợng tham gia quản lý bảo vệ gồm Kiểm lâm, khối nội chính các xã và các ban ngành có liên quan nhƣ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trƣờng, nhƣng chủ yếu là quản lý diện tích rừng tự nhiên hiện có.
-Đối với rừng sản xuất: Toàn huyện có tổng diện tích 18.277,16 ha đƣợc phân bố trên địa bàn 13 xã, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.11. Diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Đại Lộc 2016 ĐVT: Ha TT Xã Rừng sản xuất Có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống 1 TT Ái Nghĩa 157,87 0,00 157,87 122,73 2 Đại Chánh 301,42 0,00 301,42 163,62 3 Đại Hiệp 552,08 0,00 552,08 96,25 4 Đại Hƣng 3.556,90 1.128,93 2.427,97 252,39 5 Đại Hồng 1.869,41 645,35 1.224,06 426,47 6 Đại Lãnh 794,63 15,54 779,09 41,88 7 Đại Nghĩa 1.859,66 244,23 1.615,43 213,63 8 Đại Phong 127,51 0,00 127,51 58,07 9 Đại Quang 1.545,32 146,55 1.398,77 131,30 10 Đại Sơn 4.175,80 2.043,34 2.132,46 1.905,86 11 Đại Thạnh 1.774,32 435,02 1.339,30 686,49 12 Đại Tân 300,81 0,00 300,81 155,43 13 Đại Đồng 1.261,43 51,05 1.210,38 504,53 Tổng huyện 18.277,16 4.710,01 13.567,15 4.758.65
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Rừng sản xuất hiện nay phần lớn là do UBND các xã thực hiện quản lý, bảo vệ theo chức năng quản lý nhà nƣớc đã đƣợc phân cấp; thực tế hiện nay việc giao dất cho các tổ chức, cộng đồng dân cƣ và các hộ gia đình để phát triển trồng rừng là rất ít, diện tích rừng sản xuất đƣợc giao và có chủ thật sự chủ yếu là các đơn bị quân đội đóng trên địa bàn huyện, các công ty lâm đặc sản Quảng Nam,…
Từ thực tế trên công tác quản lý nhà nƣớc đối với rừng sản xuất gặp nhiều khó khăn đó là:
+ Do chƣa đƣợc nhà nƣớc giao đất nên các hộ không an tâm để mạnh dạn đầu tƣ vào trồng rừng. Vì vậy, hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp gây lãng phí tài nguyên về đất rừng.
+ Diện tích thực tế của các hộ dân không rõ ràng, không có ranh giới cụ thể nên rất khó quản lý, xử lý khi có tranh chấp hoặc cháy rừng xảy ra.
+ Không năm đƣợc đầy đủ, cụ thể danh sách các hộ tham gia trồng rừng trên địa bàn huyện để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp.
c. Tình hình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.
- Trồng rừng:
Phát triển lâm nghiệp không chỉ là quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn trồng mới rừng. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển lâm nghiệp của huyện, tầm quan trọng của rừng với sự biến đổi khi hậu, môi trƣờng. Vì vậy, công tác trồng rừng đƣợc địa phƣơng hết sức chú trọng thông qua bảng số liệu nhƣ sau:
Bảng 2.12. Tình hình trồng rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc qua các năm
ĐVT: Ha Loại rừng Tổng cộng BQ/năm 2012 - 2015 Tổng cộng 6.333,77 1.583,44 Trồng mới 1.179,21 294,80 Trồng lại 5.154,56 1.288,64
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Công tác trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đã đƣợc các cấp đơn vị quan tâm. Cơ cấu cây trồng chuyển đổi rõ rệt, khoảng 70% diện tích trồng rừng mới là cây nguyên liệu (Keo lai), diện tích trồng Thông và một số cây bản địa khác khoảng 30%.
Từ năm 2012 đến hết năm 2015, huyện Đại Lộc đã trồng 6.333,77 ha rừng, bình quân đạt 1.883,44 ha/năm. Trong đó, trồng mới khoảng 1.179, 21 ha và mỗi năm trồng khoảng 107 ngàn cây phân tán.
-Khoanh nuôi, phục hồi rừng:
Khoanh nuôi, phụ hồi rừng cũng là một khâu quan trọng trong công tác phát triển rừng tại địa phƣơng. Khối lƣợng và tiến độ khoanh nuôi phục hồi rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc nhƣ sau:
Bảng 2.13. Khối lượng và tiến độ khoanh nuôi phục hồi rừng
ĐVT: Ha
STT Đơn vị 2012 - 2015
Tổng BQ/năm
1 Khu nuôi trồng bổ sung 592,08 148,02
2 Khu nuôi trồng tự nhiên 1.330,52 332,63
Tổng cộng 1.922,60 480,65
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đại Lộc)
Theo bảng số liệu trên, từ năm 2012 đến năm 2015, bình quân mỗi năm trên địa bàn huyện Đại Lộc khoanh nuôi phục hồi khoảng 480,65 ha rừng. Trong đó, khoanh nuôi trồng bổ sung rừng khoảng 148,02 ha rừng/năm, khoanh nuôi trồng tự nhiên khoảng 332,63 ha rừng/năm.Việc khoanh nuôi chủ yếu đƣợc tiến hành vào 2 loại cây là Sao đen và Keo lá tràm.