MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 82 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠ

TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC

Trên cơ sở tiếp cận từ những nhân tố ảnh hƣởng, những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp tại địa phƣơng trong thời gian qua, trong thời gian tới, huyện Đại Lộc cần có một số giải pháp phát triển lâm nghiệp nhƣ sau:

3.2.1 Phát triển quy mô rừng

a.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Tổ chức thực hiện thƣờng xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo 100% ngƣời đừng đầu chính quyền các cấp, các tổ chức, các cơ quan chuyên môn nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình và nắm chắc các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp. Cơ bản các hộ dân sống gần rừng, trong rừng đƣợc tuyên truyền, tiếp cận và hiểu biết các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về rừng chú trọng một số nội dung sau:

-Tổ chức phổ biến các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp cho các bộ chính quyền cấp xã, cán bộ thôn xóm, lực lƣợng bảo vệ rừng, bình quân mỗi huyện 2 lớp/năm;

-Tập huấn nâng cao ghiệp vụ bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng cho các cơ quan chuyên môn tỉnh, huyện;

-Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề trong các trƣờng học, cộng đồng dân cƣ sống ở các khu vực gần rừng, trong rừng, bình quân mỗi xã 10 cuộc/năm;

-Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. -Tổ chức phổ biến chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong thời điểm năng nóng, nguy cơ xảy ra chấ rừng cao trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, phát thanh các xã.

b. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

-Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan, tổ chức của Nhà nƣớc về quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp trên toàn tỉnh theo hƣớng thống nhất, tinh gọn, đồng bộ, hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán bộ phải đƣợc phân loại, sắp xếp lại, lựa chọn những ngƣời tinh thông, tận tụy với công việc đƣợc giao để đảm trách các vị trí chủ chốt; kiên quyết đƣa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hóa, biến chất, bảo kê, thông đồng cho lâm tặc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp.

-Chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiên túc trách nhiệm của mình theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng.

c. Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng hiện có, trồng mới rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng và tăng cường thâm canh trong lâm nghiệp.

-Trồng rừng: + Đối tƣợng

Đối với rừng phòng hộ: Bao gồm toàn bộ diện tích đất trông trảng cỏ, đất trông cây bụi nằm trên diện tích quy hoạch phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ hồ đập. Những diện tích này phân bố ở nơi có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng.

Đối với rừng sản xuất: Trồng mới trên toàn bộ diện tích đất trống đất cây bụi cây gỗ tái sinh rải rác, thiết tái sinh nằm trong quy hoạch rừng sản xuất có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật và trông lại rừng trên diện tích đã khai thác rừng trồng hằng năm.

+ Diện tích: Tổng diện tích đƣa vào trồng rừng giai đoạn 2016-2020 là: 10.292 ha. Trong đó: Rừng sản xuất: 8.492 ha; Rừng phòng hộ: 1.800 ha.

Đối với rừng sản xuất: Diện tích trồng rừng sản xuất tập trung ở các xã Đại Hƣng, Đại Hồng, Đại Nghĩa, Đại Sơn, Đại Thạnh, Đại Đồng huyện Đại Lộc để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, các cơ sở sản xuất đồ mộc trên địa bàn huyện cũng nhƣ địa bàn tỉnh.

Đối với rừng phòng hộ: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ hồ đập trên địa bàn huyện Địa Lôc với diện tích 1.800 ha, trong đó trồng mới trên đất trông là 1.100 ha và trồng lại trên diện tích khai là: 700 ha.

-Khoanh nuôi phục hồi rừng:

+ Khoanh nuôi có trồng bổ sung:Đối tƣợng là đất trống Đất cây bụi cây gỗ tái sinh rải rác có mật độ cây tái sinh mục đích lớn hơn 400 cây/ha, tái sinh có triển vọng nhỏ hơn 600 cây/ha hoặc những diện tích đất trống có diện tích trên 1.000 m2 thuộc đối tƣợng rừng sản xuất, cần trồng bổ sung câp lâm nghiệp để tái tạo rừng.

+ Khoanh nuôi rừng tự nhiên: Đối tƣợng chủ yếu là các khu Bảo tồn thiên nhiên. Thời gian khoanh nuôi khoảng 5-10 năm.

Vấn đề mấy chốt là việc phân loại, lựa chọn đối tƣợng rừng, đất rừng và chọn loài cây trồng bổ sung để tiến hành khoanh nuôi tái sinh rừng; đƣợc xác

định thông quan khảo sát thiết kế chi tiết đến từng lô, lựa chọn các biện pháp lâm sinh cho từng đối tƣợng khoanh nuôi tái sinh rừng để đảm bảo quá trình tái sinh và diên thế tự nhiện phục hồi lại rừng chắc chắn thành công trên đất lâm nghiệp đã mất rừng, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh tế - xã hội và môi trƣờng trong thời gian khoanh nuôi tái sinh.

Tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lƣợng rừng sau khi khoanh nuôi tái sinh. Diện tích khoanh nuôi tái sinh không thành rừng chuyển sang trồng rừng, diện tích thành rừng tiếp tục bảo vệ nuôi dƣỡng để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trƣờng.

d. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người dân

-Cấp Trung ƣơng tiếp tục chỉ đạo các địa phƣơng còn rừng và đất lâm nghiệp chƣa giao, cho thuê tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, đảm bảo moi diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đều có chủ thực sự.

-Tiến hành ra soát, đánh giá việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân); kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý sử dụng không hiệu quả để tiếp tục giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia định và cộng đồng khác khác quản lý, sử dụng hiệu quả hơn.

-Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật về giao đất, giao rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; đồng thời có chính sách hƣởng lợi thích hợp khuyến khích mọi thành phần tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

-Xây dựng, lập kế hoạch bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác giao đất, giao rừng và cho thuê rừng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra.

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật đất đai và các văn bản liên quan đến chủ trƣơng, chính sách giao

rừng, cho thuê rừng đến mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân tham gia nhận rừng, thuê rừng quản lý, sử dụng.

-Xây dựng phần mềm quản lý thành quả giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp toàn quốc. Quy định rõ ràng chế độ quản lý hồ sơ giao và cho thuê rừng, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

-Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng của các chủ rừng sau khi đƣợc giao, cho thuê rừng.

-Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho cho cán bộ cấp cơ sở về giao rừng, cho thuê rừng.

-Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thống nhất việc quản lý đất và quản lý rừng tự nhiên sau khi giao.

-Chỉ đạo quyết liệt việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trƣờng hợp, nếu không kết hợp đƣợc với giao đất, cho thuế đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn tiến hành giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng. Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở miền núi đa số là hộ nghèo, quan tâm hàn đầu của họ là sản xuất lƣơng thực để đảm bảo cho cuộc sống. Họ không có điều kiện để sản xuất, kinh doanh nghề rừng trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp đƣợc giao thì vẫn phải chờ đợi sự trợ giúp của nhà nƣớc.

e. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

-Xây dựng đường băng cản lửa, hệ thống biển báo, trang thiết bị:

Phân lớn diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện đều nằm ở những vị trí có độ dốc lớn nên để công tác phòng cháy chữa chát đạt hiệu quả, không gây xói mòn đất cần thiết kế hệ thống băng xanh cản lửa. Trên đƣờng băng xanh cần trông các loại cây chịu lửa, không rựng lá vào mùa khôm tạo thanh đai

rừng có kết cấu nhiều tầng. Các loài cây trồng gồm: vối thuốc, dâu da đất, mít, các loài cay ăn quả,…

Đối với rừng tự nhiên, lợi dụng sông suối, đƣờng giao thổng để làm đƣờng băng cản lửa.

Đối với những khu rừng thông, bạch đàn thuần loại hiện còn và ở những vùng có rừng trồng giáp ranh với khu vực nghĩa trang, có nguy cơ cháy cao phái xây dựng hệ thống đƣờng băng trăng để ngăn chặn lửa và thƣờng xuyên phát dọn thực bì.

-Xây dựng nhà làm việc và trạm quản lý bảo vệ rừng:

Tiến hành xây dựng nhà làm việc và trạm bảo vệ quản lý rừng tại các điểm chốt chặn của rừng và thƣờng xuyên xảy ra các vụ lâm tặc tàn phá, nơi dễ bùng phát các vụ cháy rừng, tại các khu bảo tồn thiên nhiên để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi chặt phá rừng, phát hiện sớm các trƣờng hợp cháy trừng xảy ra,…kịp thời đƣa ra các biện pháp xử lý.

-Đầu tư xây dựng đường giao thông:

Đƣờng giao thông là một giải pháp quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Đƣờng giao thông tốt sẽ phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển vật tƣ, phân bón, sản phẩm rừng trồng, cải thiện điều kiện lao động và tiết kiệm sức lực cho ngƣời dân, giảm chi phí sản xuất. Đa số đƣờng giao thông hiện nay chủ yếu do các hộ sản xuất rừng tự bỏ vốn ra để đầu tƣ nên chất lƣợng các công trình chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu đặt ra. Vì vậy, trong thời gian đến Nhà nƣớc cần thúc đẩy hơn nữa chính sách làm đƣờng nội bộ trong rừng theo hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để khuyến khích tih thần khai phá làm đƣờng của ngƣời dân sản xuất. Mở mới các đƣờng ô tô lâm nghiệp, nối liền các trục đƣờng ra các xa, thị trấn. Tuy nhiên, việc xây dựng đƣờng nội bộ lâm nghiệp không thể xây dựng một cách ồ ạt và chằn chịt mà phải đảm bảo

theo các nguyên tác mà Nhà nƣớc đã quy định để đảm bảo tốt nhất cho sử phát triển rừng bền vững.

3.2.2 Cơ cấu các loại rừng

Định hƣớng tái cơ cấu ngành trong thời gian tới là sẽ điều chỉnh cơ cấu 2 loại rừng phòng hộ, sản xuất nhằm phát huy giá trị của từng loại rừng. Để thực hiện tái cơ cấu các loại rừng chú trọng vào một số nội dung sau:

-Thực hiện ra soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, coi đây là giải pháp đầu tiên nhằm ổn định sự phát triển của ngành. Trên cơ sở quy hoạch 2 loại rừng trên địa bàn huyện đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt cần thiết phải có sự xem xét, điều chỉnh lại một cách hợp lý. Đối với rừng phòng hộ cần tiến hành rà soát các tiêu chí cụ thể, có kế hoạch chuyển một phần đối tƣợng rừng này sang rừng sản xuất để tạo điều kiện cho ngƣời dân có quỹ đất để phát triển sản xuất. Xây dựng quy hoạch vùng trồng rừng nguyên liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng, gắn với quy hoạch chế biến lâm sản, đảm bảo phát triển bền vững nguồn nguyên liệu.

Điều chỉnh quy hoạch 2 loại rừng (phòng hộ, sản xuất) giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Đại Lộc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Quy hoạch 2 loại rừng trên địa bàn huyện Đại Lộc giai đoạn 2016-2020 ĐVT: Ha Giai đoạn Diện tích đất rừng Tộng cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất 2016 - 2020 38.209,90 0,00 17.628,5 20.581,4

Bảng 3.3. Quy hoạch sử dụng đất cho rừng phòng hộ huyện Đại Lộc ĐVT: Ha Giai đoạn Tổng diện tích Diện tích đất rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đến năm 2020 17.628,5 16.504,0 15.925,2 578,8 1.124,5

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc)

Bảng 3.4. Quy hoạch sử dụng đất cho rừng sản xuất huyện Đại Lộc

ĐVT: Ha Giai đoạn Tổng diện tích Diện tích đất rừng Đất chƣa có rừng Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đến năm 2020 20.581,4 19.066,3 4.609,9 14.456,4 1.515,1

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc)

Phát triển, nâng cao chất lƣợng rừng tự nhiên: Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng không khai thác rừng tự nhiên trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 nhằm thực hiện các biện pháp nuôi dƣỡng, phục hội rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh thái rừng trên địa bàn huyện. Thực hiện giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng trên các đối tƣợng rừng non chƣa có trữ lƣợng, rừng nghèo, coi đây là giải pháp nâng cao, ổn định độ che phủ rừng.

Thực hiện các giải pháp trồng rừng phòng hộ, sản xuất. Đối với trồng rừng phòng hộ, thực hiện bố trí trồng hỗn giao các loài cây gỗ lớn với các loài cây phụ trợ với mật độ trồng thích hợp, tạo nên khu rừng có nhiều tầng tán để nâng cao hiệu quả giữ nƣớc, bảo vệ đất, chống gió bảo,… Đối với trồng rừng

sản xuất, thực hiện các biện pháp thâm canh kỹ thuật nhƣ chọn lọc giống có năng suất, chất lƣợng cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh rừng.

Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ, chủ yếu hiện nay là khai thác hợp lý nguồn nhựa thông trên diện tích rừng thông hiện có tại các đơn vị và các địa phƣơng. Gắn việc khai thác nhựa với công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng, giải quyết công việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Ngoài ra, cần có các giải pháp quy hoạch phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ, tre, nứa, lá, mây, nhằm phục vụ co phsat triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)