Đặc điểm về xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2Đặc điểm về xã hội

a.Dân số

Với cơ cơ cấu dân số trẻ, số lƣợng ngƣời nằm trong độ tuổi lao động lớn, điều đó phù hợp với việc phát triển ngành lâm nghiệp. Cơ cấu dân số huyện Đại Lộc năm 2015 đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:

Bảng 2.3. Cơ cấu dân số huyện Đại Lộc năm 2015

Nhóm tuổi (tuổi) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Từ 0 đến 14 41,857 23.07% Từ 15 đến 19 19,305 10.64% Từ 20 đến 24 14,261 7.86% Từ 25 đến 34 25,274 13.93% Từ 35 đến 44 30,318 16.71% Từ 25 đến 54 21,790 12.01% Từ 55 đến 59 6,096 3.36% Từ 60 trở lên 22,534 12.42% Tổng cộng 181,435 100.00%

Năm 2015, dân số trung bình toàn huyện Đại Lộc là 181.435 ngƣời tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,015%. Dân số có cơ cấu trẻ: nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 23,07%; nhóm từ 15-19 tuổi chiếm 10,64%; nhóm từ 20- 24 tuổi chiếm 7,86%; từ 25-34 tuổi chiếm 13,93%; từ 35-44 tuổi chiếm 16,71%; từ 45-54 tuổi chiếm 12,01%; từ 55-59 tuổi chiếm 3,36%.

b.Lực lượng lao động

Lực lƣợng lao động ở huyện Đại Lộc tƣơng đối dồi dào với số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% tổng dân số của huyện, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, nhất là ngành cần nhiều lao động nhƣ nông lâm nghiệp. Số lao động trong ngành nông lâm nghiệp có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, năm 2014 là 61.675 ngƣời, chiếm 66,05% trong tổng số ngƣời đang làm việc, đến năm 2015 còn 60.478 ngƣời, chiếm 63.8%. Đây là một ngành tạo thu nhập thấp cho ngƣời lao động. Đại bộ phận nông hộ nghèo, thiếu vốn đầu tƣ.

Bảng 2.4. Lực lượng lao động huyện Đại Lộc qua các năm

ĐVT: Người

Năm 2012 2013 2014 2015

Dân số trung bình 158.979 160.504 149.315 150.773

Số ngƣời trong độ tuổi lao động có

khả năng lao động 92.294 93.140 93.964 95.399

Số ngƣời đang làm việc 90.975 92.008 93.367 94.785

Số ngƣời đang làm việc trong

ngành nông - lâm 63.056 62.899 61.675 60.478

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đại Lộc)

Hiện nay số lao động trong ngành nông -lâm nhàn rỗi và chƣa có việc làm ổn định của huyện Đại Lộc là khá lớn. Việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động này là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn

xã hội để tận dụng nguồn nội lực này trong việc phát triển kinh tế nông thôn thông qua các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.

c.Truyền thống văn hóa

Ngƣời dân Đại Lộc có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp, chủ yếu làm nghề nông, trồng dâu nuôi tằm từ bao đời nay. Thêm vào đó là đức tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ nên nông dân Đại Lộc đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và lâm nghiệpi nói riêng.

Trong những năm qua, đời sống văn hóa ở cơ sở đƣợc tập trung xây dựng, chú trọng vào các lối sống, thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội. Toàn huyện có 40,4% số thôn đƣợc công nhận thôn văn hóa; 95% số cơ quan đƣợc công nhận đơn vị có đời sống văn hóa tốt; 84,59% số gia đình đƣợc công nhận gia đình văn hóa; 159/161 thôn có thiết chế văn hóa và 18/18 xã, thị trấn có nhà văn hóa. Đại Lộc có đền tƣởng niệm Trƣờng An, tƣợng đài chiến thắng Cầu Ông Nở, Địa Đạo Phú An – Phú Xuân d tích lịch sử cấp Quốc gia, khu di tích Văn Thánh, khu di tích lịch sử đồn Chợ cá, ... Các lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm với sự tham gia của đông đảo quần chúng, có tác dụng thiết thực trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và quê hƣơng, góp phần hạn chế lối sống sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ, dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái.

Nhƣ vậy, đặc điểm xã hội của huyện Đại Lộc có ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển lâm nghiệp, cụ thể:

- Tốc độ tăng dân số chậm và lực lƣợng lao động trẻ là hai nhân tố rất thuân lợi. Đây là nguồn nội lực rất quan trọng.

- Lực lƣợng lao động trong các ngành nông lâm nghiệp chiếm số đông là điều kiện thuận lợi để cung cấp nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông lâm nói riêng.

- Trình độ lao động còn rất thấp, đặc biệt là ở các hộ nông dân, gây trở ngại nhất định trong việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện

đại vào hoạt động phát triển lâm nghiệp. Sự hiểu biết về thị trƣờng còn hạn chế làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc.

- Tập quán canh tác còn mang tính thuần nông, sản xuất tự cấp tự túc là những hạn chế trong quá trình nâng cao sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Muốn phát triển ngành lâm nghiệp phải thay đổi tập quán này.

- Nhân dân huyện Đại Lộc ngoài truyền thống anh dũng kiên cƣờng, còn cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo… là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, phát triển lâm nghiệp nói riêng ở những vùng còn khó khăn, hạn chế về hạ tầng cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)