Những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1Những thành công và hạn chế

a. Những thành công

- Về phát triển quy mô rừng: Diện tích rừng huyện Đại Lộc có xu hƣớng tăng lên trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013 và bắt đầu đi vào ổn định vào năm 2014, 2015. Cụ thể, diện tích đất rừng năm 2015 đạt

34.441,20 ha. Tỷ lệ che phủ rừng ở mức cao và có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,86% và đi theo đúng định hƣớng mà các cấp chính quyền đặt ra trong giai đoạn 2015-2020. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đƣợc các cấp đơn vị quan tâm, tạo điều kiện trong việc phát triển ngành lâm nghiệp.

- Về cơ cấu các loại rừng: Cơ cấu các loại rừng huyện Đại Lộc có sự dịch chuyển từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Với vị trí địa lý của huyện Đại Lộc hiện khi là nơi đi qua của các con sông lớn nhƣ: Sông Thu Bồn, Sông Vu Gia; đồng thời nằm gần thƣợng nguồn của các thủy điện Sông Bung 4, thủy điện A Vƣơng nên việc chuyển sang rừng phòng hộ góp phần đảm bảo cho sự an toàn của các vùng trung du, đồng bằng.

- Về quy mô các nguồn lực phát triển lâm nghiệp:

+ Đất đai: Diện tích đất lâm nghiệp đạt 34.441,20 ha, chiếm 58,66% tổng diện tích đất tự nhiên cho thấy đƣợc ƣu thế phát triển lâm nghiệp của huyện Đại Lộc.

+ Lao động: Lực lƣợng lao động vẫn tập trung chủ yếu các ngành Nông - lâm - ngƣ nghiệp với tỉ lệ qua các năm trên 75%, đây cũng là lợi thế lớn cho ngành lâm nghiệp.

- Về tình hình tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế lâm nghiệp thời gian qua: Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 doanh nghiệp lớn trong ngành lâm nghiệp với công suất khoảng 800.000 bộ sản phẩm/năm.

- Về kết quả và hiệu quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc:

+ Kết quả sản xuất lâm nghiệp: Khối lƣợng sản xuất kinh doanh có xu hƣớng tăng lên qua các năm, ngoài các lâm sản từ gỗ thì việc các lâm sản ngoài gỗ nhƣ tre, nứa, song, mây cũng mang lại khối lƣợng sản xuất lớn cho ngành lâm nghiệp hàng năm.

+ Hiệu quả từ công tác đầu tƣ phát triển rừng: Duy trì độ che phủ rừng trong giai đoạn 2015-2020 ở mức 60%; nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ; tạo ra nhiều chủng loại lâm sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, xóa đói, giảm nghèo; góp phần ổn định chính trị cho vùng miền núi, vùng sâu.

b. Những hạn chế

- Về phát triển quy mô rừng: Thực trạng hiện nay khi phần lớn đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ đều chủ yếu giao cho UBND các xã thực hiện nhiệm vụ quản lý, chƣa đƣợc phân giao cho tổ chức, cá nhân cụ thể nào để sử dụng một cách có hiệu quả. Công tác quản lý bảo vệ rừng tại các khu rừng phòng hộ chủ yếu để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ và săn bắt động vật trái phép.

- Về cơ cấu các loại rừng: Với việc huyện Đại Lộc không có rừng đặc dụng sẽ làm ảnh hƣởng đến việc bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, cũng nhƣ các danh lam thắng cảnh để phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

- Về quy mô các nguồn lực phát triển lâm nghiệp của huyện Đại Lộc: + Lao động: Lực lƣợng lao động có sự chuyển dần từ Nông - lâm - ngƣ nghiệp sang ngành Công nghiệp - Xây dựng. Nếu cứ tiếp tục duy trì trong tƣơng lai thì vấn đề lao động phục vụ trong ngành lâm nghiệp sẽ là một vấn đề đáng lƣu tâm, đòi hỏi nhà nƣớc cần có những chinh sách hợp lý bởi vì ngành lâm nghiệp đƣợc xem là ngành giúp thoát nghèo và làm giàu chính đáng cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa và ngƣời dân địa phƣơng.

+ Vốn đầu tƣ: Đầu tƣ vào lâm nghiệp cần nguồn vốn lớn, đi cùng với đó là những rủi ro không hề nhỏ. Vốn đầu tƣ có xu hƣớng tăng những rất không đáng kể khi so với tổng vốn đầu tƣ bỏ ra để phát triển kinh tế huyện. Với diện tích rừng

hiện tại của huyện Đại Lộc là rất lớn, trong khi vốn đầu tƣ lại nhỏ giọt khiến cho tiềm năng từ lâm nghiệp chƣa đƣợc khai thác một cách có hiệu quả.

- Về tình hình liên kết kinh tế: Chƣa hình thành mô hình liên kết, hoặc những liên kết này chƣa chặt chẽ, rõ ràng do bản thân doanh nghiệp, hộ lâm nghiệp, hợp tác xã chƣa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất lâm nghiệp.

- Về kết quả và hiệu quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc: Với giá trị sản xuất kinh doanh của ngành lâm nghiệp hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc đúng với tiềm năng ngành lâm nghiệp của huyện. Giá trí sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm dƣới 5% so với tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Với việc giá trị sản xuất chủ yếu tập trung vào khai thác gỗ và lâm sản, tuy nhiên để việc phát triển lâm nghiệp bền vững cần phải có những giải pháp đúng đắn để không làm cạn kiệt tài nguyên từ rừng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)