Quy mô các nguồn lực cho việc phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 90 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3Quy mô các nguồn lực cho việc phát triển lâm nghiệp

a.Phát triển nguồn nhân lực

-Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ chuyên môn ở các đơn vị cơ sở, chủ yếu là cán bộ chuyên trách kỹ thuật. Ƣu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ đặc biệt cán bộ là ngƣời dân tộc tham gia thực hiện Chƣơng trình dự án Phát triển lâm nghiệp. Khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý lâm nghiệp, lao động có tay nghề ở mọi miền đất nƣớc đến làm việc lâu dài tại địa phƣơng.

-Tăng cƣờng đào tạo lực lƣợng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp cho các cơ sở lâm nghiệp trên địa bàn, đặc biệt ƣu tiên đào tạo đồng bào dân tộc ít ngƣời.

-Sử dụng nguồn lao động dƣ thừa tại chỗ và lao động thời vụ vào sản xuất lâm nghiệp thông qua hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi rừng. Gắn liền sản xuất lâm nghiệp với xây dựng xã hội hóa nghề rừng.

-Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với ngƣời làm công tác lâm nghiệp. Khuyến khích bằng vật chất để thu hút nhân dân trong vùng vào sản xuất kinh doanh nghề rừng.

-Đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ quản lý chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cơ sở.

-Đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển lâm nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

-Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trong gây trồng rwungf, quản lý bảo vệ rừng, khuyến lâm.

b.Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp

Để tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, nhất là đất của các nông, lâm trƣờng, đề nghị chính quyền và các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện rà soát, xem xét bố trí diện tích đất giao phù hợp với quy mô của từng đơn vị; thu hồi diện tích không phù hợp với quy hoạch, không sử dụng, để hoang hóa hoặc sử dụng kém hiệu quả; triển khai hoàn thành việ đo vẽ bản đồ, giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tăng cƣờng công tác chỉ đạo, quản lý giao khoán đất sản xuất nông, lâm nghiệp tìa các nông, lâm trƣờng quốc doanh,…

c.Giải pháp về vốn

- Chính sách về nguồn vốn: + Vốn ngân sách:

Bao gồm các nguồn vốn từ các Chƣơng tình mực tiêu nhƣ Chƣơng trình Nông thôn mới, Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn. Cụ thể, vốn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ theo hạng mục sau:

Đầu tƣ cho bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng phòng họ, rừng sản xuất, trồng cây quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm trong rừng sản xauast, đầu tƣ hỗ trợ xây dựng, cải tạo vƣờng, trại rừng,… Suất đầu tƣu cho các hạng mục trên áp dụng theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/07/2007 của Thủ tƣớng chính phủ; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của THủ tƣởng Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng lâm sinh, đƣờng ranh cản lửa, biển báo phòng chống cháy, trạm quản lý bảo vệ rừng.

+ Vốn tín dụng đầu tƣ (vốn vay theo lãi suất ƣu đài hoặc không lãi): Vốn tín dụng đầu tƣ đƣợc huy động để cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay tiền với lãi suất ƣu đãi hoặc không lãi để trồng rừng sản xuất, trồng cây cộng nghiệp, cây ăn quả, sản xuất nông lâm kết hợp.

+ Vốn tự có: Vốn tự có của dân chủ yếu bằng sức lao động của nhân dân địa phƣơng tham gia trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng sản xuất và sản xuất vƣờn trại rừng, cải tạo vƣờn tạp và một phần huy động vốn trong nhân dân.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư:

Tạo môi trƣờng thông thoáng cho các thành phân kinh tế tham gia đầu tƣ trồng rừng sản xuất. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đinh,… đƣợc vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tƣ và đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế theo quy định của luật đầu tƣ trong nƣớc. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản của ngƣời dân. Ƣu tiên cho các tập thể, hộ gia đình và cá nhân tự vay vốn để trồng rừng sản xuất. Cụ thể thu hút vốn từ các hà đầu tƣ ƣu tiền từ các lĩnh vực sau:

+ Phát triển rừng sản xuất kết hợp với chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, tỉnh.

+ Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, tỉnh.

+ Liên doanh, liên kết với các hộ dân đƣợc giao đất, giao rừng để trồng rừng trồng cây lâm sản ngoài gỗ.

+ Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên kết hợp với trồng rừng phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái, hƣởng dịch vụ môi trƣờng.

+ Nhận đất để trồng rừng đối với diện tích đƣợc quy hoạch cho rừng phòng hộ.

d.Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh

-Công tác giống:

+ Tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn giống phục vụ cho công tác trồng rừng, chú ý các giống cây bản địa. Nhanh chóng đẩy mạnh công tác chọn giống, giữ giống gốc, chuển hóa rừng giống, nhập nội giống, nhập công nghệ và quản lý giống theo chất lƣợng.

+ Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng về giống, song song với việc đầu tƣ chiều sâu cho nghiên cứu giống mới, giống tốt, sinh trƣởng nhanh, đáp ứng đƣợc mục tiêu trồng rừng.

+ Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu về chọn và tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng.

+ Xây dựng hệ thống vƣờn ƣơm, vƣờm giâm hom, đảm bảo chất lƣợng cung cấp giống.

+ Từng bƣớc áp dụng công nghệ sinh học tạo giống cây trồng có năng suất và chất lƣợng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với rừng sản xuất, trồng cây công nghiệp cần áp dụng các biện pháp thâm canh.

+ Chọn cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh cây trồng và chức năng của rừng;

Đối với rừng phòng hộ và rừng thuộc các khu bảo tồn: Cây trồng chính là các loài cây bản địa có giá trị kinh tế đang mọc trong rừng tự nhiên trên địa bàn nhƣ: De, giổi, Vàng tâm, Sấu, Trám, Táu mật, Sao đen, Lim xanh, Gụ mật, Kiền kiền,…; Cây phù trợ gồm các loài cây lâm nghiệp thân gỗ ngắn hạn và trung hạn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, không cạnh tranh với cây trùng chính gồm: Keo, Muồng,…

Đối với khu rừng cảnh quan: Cây trồng chính là các loài cây bản địa có khả năng tạo cảnh quan nhƣ: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Kim giao, Táu mật, Lim xanh,…; Cây phù trợ gồm các loài cây lâm nghiệp thân gỗ ngắn hạn và trung hạn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, không cạnh tranh với cây trùng chính gồm: Keo, Muồng,…

Đối với rừng sản xuất: Thứ tự ƣu tiên cây chủ lực theo quy hoạch vùng nguyên liệu và cây bản địa gồm: các loài keo (trong đó ƣu tiên giống keo nhập ngoại), bạch đàn, xoan ta, xà cừ, thông,…

+ Tăng cƣờng quản lý về chất lƣợng cây giống, ứng dụng những thành tựu về tạo giống cây trồng, đầu tƣ theo chiều sâu nhằm tạo ra giống tốt, sinh trƣởng nhanh, đap ứng mục tiêu trồng rừng.

+ Tăng cƣờng tuyên truyền về công tác giống để nhân dân hiể rõ những nội dung về công tác giống nhằm nâng cao chất lƣợng rừng trồng.

-Công tác khuyến lâm:

+ Nâng cao chất lƣợng mạng lƣới khuyến lâm, dịch vụ lâm nghiệp

+ Triển khai các mô hình trình diễn, các mô hình khảo nghiệm việc dẫn nhập các giống cây trồng, năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.

+ Khuyến khích những cơ sở có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ khuyến lâm và dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn. Những cơ sở này sẽ giúp Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển giao khoa học kỹ thuật tạo giống cây rừng, trồng rừng và có thể làm dịch vụ cung cấp giống, phân bón,… cho các dự án trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển lâm nghiệp huyện đại lộc , tỉnh quảng nam (Trang 90 - 95)