6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3 Mục tiêu, định hƣớng phát triển lâm nghiệp huyện Đại Lộc đến
đến năm 2020
a.Mục tiêu phát triển lâm nghiệp
-Mục tiêu chung đến năm 2020: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng
toàn bộ đất cho quy hoạch lâm nghiệp; nâng độ che phủ của rừng lên 62% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rải của các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ và phát triển lâm nghiệp, hỗ trợ du lịch phát triển, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh vật và cung cấp các dịch vụ môi trƣờng, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo từ nghề rừng và giữ vững an ninh quốc phòng.
Mục tiêu kinh tế:
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp từ 1- 1,5%/năm. Cơ cấu của ngành lâm nghiệp dự kiến: Xây dựng rừng đạt khoảng 20%, khai thác rừng trồng – chế biến lâm sản chiếm trên 70% và dịch vụ lâm nghiệp đạt xấp xỉ 10%.
Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng mới và trồng lại rừng sau khai thác trên diện tích rừng sản xuất. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2015 - 2020: 12.431 ha, trong đó trồng mới 341 ha, trông lại sau khu khai thác 12.090 ha, bình quân hàng năm trông 1.578 ha.
Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho công nghiệp dăm gỗ cùng với các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng nhƣ gỗ xây dựng, gỗ gia dụng các loại. Cụ thể giai đoạn từ năm 2015 – 2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 100.000 m3.
Nâng cao nguồn tƣ từ các giá trị môi trƣờng thông qua phòng hộ, bảo vệ nguồn nƣớc, du lịch sinh thái.
Mục tiêu xã hội và an ninh quốc phòng:
Thu hút lao động, phấn đấu đƣa phân lớn nhân dân các xã miền núi vào kinh doanh nghề rừng, đƣa nghề rừng trở thành nghề chính cho đồng bào sống ổn định, phát triển và làm giàu. Giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.500 lao động. Nâng số lao động lâm nghiệp đƣợc đào tại nghề lên 60%, đặc việt chú trọng các hộ dân tốc ít ngƣời, hộ nghèo ở vừng nông thôn, miền núi.
Hoàn thành việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cứ trƣớc năm 2020. Trở thành hậu cứ an ninh quốc trong trong tỉnh.
Mục tiêu môi trường:
Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả cho phòng hộ đầu nguồn, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sống.
Tạo rừng mới bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng cây phân tán; nâng cao chất lƣợng rừng bằng cá biện pháp nuôi dƣỡng, làm giàu rừng; từng bƣớc chuyển đối cơ cấu cây trồng lâm nghiệp nhằm nâng cao độ chê phủ rừng, ổn định độ che phủ trên 60% trong thời gian đến. Góp phần bảo vệ môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa nguồn nƣớc, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học đồng thời tạo môi trƣờng cảnh quan hấp dẫn cho tỉnh.
-Mục tiêu cụ thể:
Đối với rừng sản xuất:
Diện tích quy hoach ổn định đến năm 2020 là 19.482,8 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 18.245,2 ha tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Đầu tƣ trồng 150 ha tre, trúc để tạo vừng nguyên liệu cho sản xuất ván ghép thanh, hàng thủ công mỹ nghệ
Tăng cƣờng gây trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ nhƣ: song, mây, cây thuốc trên diện tích rừng tự nhiên đƣợc quy hoạch cho rừng sản xuất.
Đối với rừng phòng hộ:
Diện tích quy hoạch ổn định đến năm 2020 là 17.381,5 ha, tròn đó phấn đấu diện tích đất có rừng đạt 16.134,8 ha.
Bảo đảm yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo đảm duy trì sự cân bằng, ổn định về môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc và khí hậu, phòng chống thiên tại,… kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng đồng thời gắn với du lịch sinh thái
Phát triển hệ thống rừng phòng hộ kết hợp với sản xuất trên các công trình thuy lợi và thủy điện theo phƣơng thức cộng đồng từ làm là chính.
Đẩy mạnh xây dựng hệ thống rừng phòng hộ môi trƣờng, tạo phong cảnh hợp lý đối với các khu đô thị, khu du lịch và khu công nghiệp.
b.Định hướng phát triển lâm nghiệp đến năm 2020
-Đối với rừng phòng hộ:
Đến năm 2020, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông và các hồ đập là 17.628,5 ha.
Trong phát triển rừng phòng hộ, cần kết hợp phòng hộ với kinh doanh nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái – môi trƣờng và các lợi ích khác từ rừng phòng hộ.
-Đối với rừng sản xuất:
Tổng diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 là 20.581,4 ha, trong đó có 5.612,8 ha rừng tự nhiên và 14.968,6 ha rừng trồng.
Trong phát triển rừng sản xuất, cần nâng cao chất lƣợng rừng nahwfm tạo ra sinh khối lớn đáp ứng cho công nghiệp chế biến. Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững, kết hợp hài hòa giữa sản xuất lâm nghiệp với sản xuất nông nghiệp.