8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3 Phân tích rủi ro của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng luôn tiềm ẩn các rủi ro. Trong điều kiện hiện tại khi mà xu hƣớng tự do hoá và toàn cầu hoá ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy, chủ động trong phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tình hình tài chính và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp trở thành vấn đề thời sự, bức thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp. Trong phần nghiên cứu này chỉ đề cập tới phân tích rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là khi gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đƣợc đánh giá là lành mạnh trƣớc hết phải thể hiện ở khả năng chi trả. Vì vậy, các nhà phân tích khi tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thƣờng bắt đầu từ việc phân tích khả năng thanh toán thông qua các hệ số khả năng thanh toán.
Đòn bẩy tài chính =
Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp hoạt động tốt thì khả năng thanh toán cao, và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp càng tốt, tính ổn định về mặt tài chính càng cao và ngƣợc lại. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán, đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan đến việc xem xét liệu doanh nghiệp có thể trả nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
a.Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Khh)
Khh =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ giữa TSNH và NNH. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số thanh toán hiện hành quá cao thì điều này không tốt vì nó phản ảnh việc doanh nghiệp đã đầu tƣ quá mức vào TSLĐ so với nhu cầu của doanh nghiệp và TSLĐ dƣ thừa không tạo thêm doanh thu. Nếu Khh < 1, khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém, toàn bộ các TSNH của doanh nghiệp không đủ chi trả cho các khoản nợ. Hệ số này càng về 0 thì doanh nghiệp càng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Số tiền có thể dùng để trả nợ Số nợ ngắn hạn phải trả Khả năng thanh toán =
b.Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Knh)
Knh =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhƣng nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chƣa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lƣợng TSLĐ rất lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy đƣợc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là rất tốt nhƣng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt. Vì số tài sản này sẽ không vận động nên không có khả năng sinh lãi.
c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Kn)
Kn = Tiền + ĐTTCNH + Các khoản phải thu ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các loại TSLĐ có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn các rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Nó còn phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp là tốt hay không tốt theo góc độ về khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Nếu hệ số này >1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, nếu hệ số này < 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị hạn chế.
1.3.4 Phân tích giá trị doanh nghiệp
Ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, việc giải thể, đóng cửa, phá sản hay việc sáp nhập mua lại giữa các công ty, tập đoàn lẫn nhau là một hiện tƣợng kinh tế rất bình thƣờng. Mặt khác, với thị trƣờng tài chính hoàn
hảo - nếu không muốn nói một cách chính xác là thị trƣờng tài chính hoạt động trôi chảy - trong đó có thị trƣờng chứng khoán cùng với các công cụ tài chính truyền thống của nó nhƣ chiếc phong vũ biểu tự động, nhạy cảm và đầy sức mạnh, cộng với phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại càng giúp cho việc định giá các doanh nghiệp càng trở nên dễ dàng.
* Nguyên tắc định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xác định giá cả của doanh nghiệp. Đây là việc đánh giá thuần tuý giá trị doanh nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng, giá trị hiện tại cũng nhƣ cung cầu trên thị trƣờng trên cơ sở trạng thái tài chính doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp lúc này đƣợc xem xét thông qua giá trị cổ phần. Ở nƣớc ta, thị trƣờng này mới hình thành với sự tham gia của một số công ty cổ phần có quy mô lớn, trong khi đó số lƣợng lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, việc định giá này chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính, theo yêu câu của nhà đầu tƣ là nhà quản trị. Và rõ ràng nó không quan tâm đến hiệu quả thật sự của doanh nghiệp. Do vậy, thị trƣờng này chƣa thể là một sơ sở tin cậy cho việc định giá.
Việc định giá có thể bằng nhiều tài liệu nhƣ bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng thuyết minh tài chính. Ngoài ra, các tài liệu dự đoán cũng đƣợc xem nhƣ nguồn tài liệu quan trọng để định giá doanh nghiệp.
* Định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán
Theo cách nhìn đơn giản, giá trị của doanh nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, các số liệu để định giá doanh nghiệp là giá trị của các thành phần trong sổ sách kế toán cũng nhƣ trên bảng cân đối kế toán. Trong trƣờng hợp sổ sách kế toán phản ánh không chính xác hoặc giá phí lịch sử của
tài sản quá khác xa với giá trị hiện tại của nó thì nên kiểm kê mọi tài sản và công nợ của doanh nghiệp rồi tiến hành định giá và điều chỉnh các giá trị tƣơng ứng.
Đánh giá giá trị theo sổ sách kế toán
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả. Giá trị này còn đƣợc gọi là tài sản thuần của doanh nghiệp. Hiển nhiên tài sản này phải ngang bằng toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đã tạo đƣợc trong suốt quá trình kinh doanh trong quá khứ mà hiện còn tồn tại sau khi trừ đi các khoản nợ tồn đọng vào thời điểm định giá. Đây là quan điểm tĩnh, đƣợc thể hiện bằng công thức sau:
* Định giá dựa trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh
Theo phƣơng pháp này, định giá doanh nghiệp phải chú ý đến lợi thế kinh doanh thông qua lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các năm trƣớc khi định giá và dự kiến lợi nhuận tƣơng lai của doanh nghiệp. Do vậy, có thể xem xét tài sản theo hƣớng tài sản tài chính, có nghĩa là giá trị mà nhà đầu tƣ có thể và chuẩn bị trả khi mua tài sản để đạt đƣợc một kết quả, hiệu quả nào đó mà họ dự kiến đạt đƣợc. Cách tiếp cận này có tính chất “động” hơn phƣơng pháp trƣớc.
Định giá dựa trên lợi nhuận quá khứ, và lợi nhuận tương lai
Định giá dựa trên lợi nhuận quá khứ, và tƣơng lai, thực chất là việc hiện tại hoá lợi nhuận dự đoán trong tƣơng lai trên cơ sở lợi nhuận quá khứ. Nhƣ vậy, kết quả nếu ta khảo sát lợi nhuận trong việc dự đoán này là lợi nhuận sau thuế thì giá trị của doanh nghiệp (V) sẽ là:
Trong đó:
LN1,i,n : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ nhất, thứ i, thứ n. N : là tuổi thọ dự tính của doanh nghiệp.
Định giá bằng phương pháp hỗn hợp
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trong thực tiễn trên cơ sở sử dụng đồng thời cả hai phƣơng pháp trên, nó khắc phục các nhƣợc điểm của phƣơng pháp đánh giá theo tài sản và theo hiệu quả. Giá trị tổng thể của doanh nghiệp là trung bình số học giữa giá trị tài sản và giá trị năng suất theo công thức sau:
Trong đó các giá trị này đƣợc xác định theo các phƣơng pháp định giá trên, trên cơ sở của bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Có thể xem xét các đánh giá này dƣới một dạng khác:
Với r là tỉ lệ vốn hoá lợi nhuận
V = LN1 (1 +R) + LN2 (1 +R)2 +…+ LNn (1 +R)n = LNi (1 +R)i V =
Giá trị theo BCĐKT + Giá trị theo BCKQKD 2 V = 1 2 Giá trị theo BCĐKT + LN r
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển một cách vững chắc nếu nhƣ doanh nghiệp đó có một tình hình tài chính lành mạnh. Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ tài chính càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải thích ứng với điều kiện luôn có sự thay đổi này. Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh và thực tiễn của thị trƣờng, công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin tài chính một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho công tác quản trị trong doanh nghiệp và phục vụ cho các nhu cầu về thông tin của các đối tƣợng khác quan tâm.
Do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững nội dung phân tích tình hình tài chính, các phƣơng pháp phân tích, các thông tin cần thiết đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích. Có nhƣ vậy, mới đem lại kết quả phân tích chính xác, phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất đƣợc các biện pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả tài chính nói riêng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung.
Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày đƣợc cơ sở lý luận về tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: các khái niệm liên quan đến phân tích tình hình tài chính, thông tin sử dụng trong phân tích tình hình tài chính, các phƣơng pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lại trừ…Và các chỉ tiêu liên quan đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp… Để từ đó vận dụng vào thực trạng tại công ty cố phần Nhựa Đà Nẵng, để từ những phân tích ta biết tình hình tài chính doanh nghiệp trên các mặt, hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ thế nào?
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG