Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 47 - 56)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa

NHỰA ĐÀ NẴNG

2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng nhựa Đà Nẵng

a. Phân tích cấu trúc tài sản

Phân tích cấu trúc tài sản của công ty cho phép đánh giá đặc trƣng về cấu trúc tài sản của công ty, đánh giá đƣợc tính hợp lý của việc đầu tƣ vốn của công ty cho hoạt động kinh doanh của mình, đánh giá đƣợc tình hình phân bổ tài sản của công ty.

Bảng 2.1: Phân tích cấu trúc tài sản của công ty DPC

ĐVT:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch (2014/2013) Chênh lệch (2015/2014) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 3.569 8,15 982 2,47 7.557 18,30 -2.586 -72,46 6.574 668,91 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.561 12,70 6.073 15,24 10.286 24,91 511 9,21 4.213 69,39 3. Hàng tồn kho 27.556 62,95 28.727 72,08 20.895 50,59 1.170 4,25 -7.831 -27,26 4. TSNH khác 157 0,36 88 0,22 0 0 -2.884 -41,46 -88 -100 5. TSCĐ 6.928 15,84 4.043 10,15 2.560 6,20 -2.884 -43,64 -1.482 -6,67 6.Tổng tài sản 43.773 100 39.855 100 41.300 100 -3.918 -8,95 1.445 3,63

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2013 – 2015)

Qua bảng số liệu ta thấy:

Cuối năm 2014 tổng tài sản của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng đang quản lý và sử dụng là 39.855.275.285 đồng. Sang năm 2015 tổng tài sản của công ty tăng lên 1.445.204.204 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 3,63 %. Điều này chứng tỏ quy mô về vốn sản xuất kinh doanh của công ty đang đƣợc phục hồi so với năm 2013 tổng tài sản là 43.773.082.798 đồng. Đƣợc thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu sau:

Năm 2014 tiền chiếm 2,47%, năm 2013 là 8,15% và chiếm 18,30% năm 2015 trong tổng tài sản của công ty. Cụ thể, tiền mặt tại quỹ năm 2015 cao hơn năm 2014 là 6.574.911.096 đồng. Tiền gửi ngân hàng năm 2015 cao hơn năm 2014 là đáng kể, tỷ trọng tiền gửi ngân hàng lại cao hơn so với tỷ trọng

tiền mặt nên công ty tránh đƣợc những rủi ro về dự trữ, ngoài ra còn đƣợc hƣởng thêm một khoản tiền lãi hàng tháng để tăng thêm thu nhập cho công ty.

Nhƣ vậy, khả năng thanh toán của công ty năm 2015 tốt hơn năm 2014. Cùng với quy mô về tài sản của công ty năm 2015 cao hơn so với quy mô về tài sản của công ty năm 2014 tỷ trọng tiền cao hơn, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 668,91% chứng tỏ hiệu suất khả năng thanh toán của công ty đang đi lên.

Về các khoản thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn đang có xu hƣớng tăng, chứng tỏ trong năm 2015 vốn của công ty bị các đối tƣợng bên ngoài chiếm dụng ngày càng cao. Chính vì vậy mà khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi cũng tăng.

Đối với hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Hàng tồn kho năm 2014 chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 72,98% tổng tài sản. Nguyên nhân của việc hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2014 là do công ty sản xuất hàng hoá chủ yếu theo đơn đặt hàng nhƣng tính đến thời điểm cuối năm công ty đã sản xuất xong một lƣợng thành phẩm lớn với giá trị là 12.464.903.989 đồng nhƣng khách hàng vẫn chƣa lấy hàng về, một số đang còn dở dang có giá trị là 2.011.275.806 đồng.

Tuy nhiên với mức dự trữ hàng tồn kho tăng lên nhƣ vậy đã gây không ít lãng phí cho công ty về chi phí bảo quản vì sản phẩm nhựa, xốp là sản phẩm cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích kho bãi. Vì vậy, công ty cần đƣa ra chính sách giải phóng hàng tồn kho để giảm thiểu chi phí lƣu kho, tránh ứ đọng vốn, nhƣng cũng phải đảm bảo mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính vì vậy năm 2015 với những chính sách mình hàng tồn kho giảm.

Giá trị tài sản cố định đang có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân giá trị còn lại của tài sản cố định giảm là do một dây chuyền công nghệ sản xuất màng mỏng qua thời gian sử dụng thì giá trị hao mòn luỹ kế tăng, công ty lại không đầu tƣ mua sắm thêm tài sản cố định nào khác. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành.

b. Phân tích cấu trúc nguồn vốn

+ Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính

Phân tích cấu trúc nguồn vốn là sự phân tích tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ để biết đƣợc tình hình tài chính của công ty cũng nhƣ năng lực của ngƣời chủ sở hữu trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 2.2: Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nợ phải trả 5.330 2.469 3.207 -2.860 -53,67 737 29,88 2. Vốn chủ sở hữu 38.442 37.385 38.092 -1.056 -2,75 707 1,89 3. Tổng nguồn vốn 43.772 39.855 41.300 -3.917 -8,95 1.445 3,63 4. Tỷ suất nợ (1)/(3) 12,18% 6,20% 7,77% -5,98 1,57 5. Tỷ suất tài trợ (2)/(3) 87,82% 93,80% 92,23% 6,15 -1,57 6. Tỷ suất NPT/VCSH (1)/(2) 13.87% 6,60% 8,42% -7,27 1,82

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2013 – 2015)

Qua số liệu trên ta có một số phân tích sau:

Nợ phải trả đang có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân do đến cuối năm 2014 công ty đã thanh toán hết các khoản vay và nợ ngắn hạn. Đến năm 2015

nợ phải trả có tăng đôi chút. Nguyên nhân là do công ty còn phải nộp thuế GTGT và nợ khách hàng trả tiền trƣớc để mua sản phẩm.

Vốn chủ sở hữu tƣơng đối ổn định qua các năm. Năm 2015 là 38.092.958.387, năm 2014 là 37.385.733.437 và trong năm 2013 là 38.442.572.433. Vốn chủ sở hữu giảm 2014 so với năm 2013 nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận chƣa phân phối giảm. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là do lợi nhuận chƣa phân phối tăng.

Chính vì vậy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty trong năm qua là tƣơng đối cao, thể hiện ở chỗ vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn so với nợ phải trả. Do đó công ty có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ cũng nhƣ có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.

 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Bảng 2.3: Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nợ ngắn hạn 5.330 2.469 3.207 -2.860 -53,67 737 29,98 2. Nợ dài hạn 0 0 0 3. Nợ phải trả 5.330 2.469 3.207 -2.860 -53,67 737 29,98 4. Vốn chủ sở hữu 38.442 37.385 38.092 -1.056 -2,75 707 1,89 5. Tổng nguồn vốn 43.773 39.855 41.300 -3.917 -8,95 1.445 3,63 6. NVTX (2)+(4) 38.442 37.385 38.092 -1.056 -2,75 707 1,89 7.NVTT (1) 5.330 2.469 3.207 8.Tỷ suất NVTX (6)/(5) 87,82% 93,80% 92,23% 9. Tỷ suất NVTT (7)/(5) 12,81% 6,20% 7,77%

Qua bảng số liệu trên ta có một số phân tích nhƣ sau:

Năm 2013 nợ ngắn hạn là 5.330.510.365 đồng, năm 2014 là 2.469.541.848 đồng và năm 2015 là 3.207.521.102 có nghĩa nợ ngắn hạn đang có xu hƣớng giảm. Cụ thể năm 2013 công ty vay ngân hàng 2.281.925.000 đồng với thời hạn vay 6 tháng để thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Năm 2015 công ty nộp thuế sau hết hạn miễn thuế. Trong 3 năm công ty không vay một khoản nợ dài hạn nào.

Qua số liệu ta thấy nguồn vốn thƣờng xuyên năm 2015 tăng so với năm 2014 là 707.000.000 đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 1,89%. Nguyên nhân nguồn vốn thƣờng xuyên tăng do vốn chủ sở hữu tăng.

Tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên của công ty năm 2013 là 87,82%, năm 2014 là 93,80% và năm 2015 là 92,23% có nghĩa năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 5,98%, điều này cũng cho thấy trong 100 đồng vốn của công ty thì năm 2014 nguồn vốn thƣờng xuyên chiếm nhiều hơn năm 2013, nhƣng nhìn chung tỷ suất này tƣơng đối cao chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Đề cập đến thời hạn thanh toán thì trong thời gian ngắn hạn công ty không bị áp lực về mặt thanh toán.

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời có xu hƣớng giảm qua 3 năm nhƣng tỷ suất này vẫn thấp chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ không cao, công ty bị áp lực trong thanh toán ngắn hạn. Nhƣng mặt khác tỷ suất này năm 2015 thấp chứng tỏ công ty chƣa tận dụng đƣợc một lƣợng vốn lớn hơn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tỷ suất nguồn vốn thƣờng xuyên cao hơn tỷ suất nguồn vốn tạm thời khoảng gần 20% nhƣng tính ổn định của nguồn tài trợ không cao. Tuy nhiên nguồn vốn thƣờng xuyên mà công ty đang sử dụng thì tính tự chủ khá cao

c. Phân tích cân bằng tài chính

Phân tích cân bằng tài chính là phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, qua việc phân tích sẽ thể hiện đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp và xem xét việc doanh nghiệp có bị mất khả năng thanh toán hay không. Để tiến hành phân tích cân bằng tài chính ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Vốn lƣu động ròng và phân tích cân bằng tài chính dài hạn

Bảng 2.4: Phân tích các chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Vốn chủ sở hữu 38.442 37.385 38.092 -1.056 -2,75 707 1,89 2. Nợ dài hạn 0 0 0 3. NVTX 38.442 37.385 38.092 4. Tài sản dài hạn 6.928 4.043 2.560 -2.884 -41,64 -1.482 -36,67 5. VLĐR (3)-(4) 31.514 33.342 35.532 1.827 5,80 2.190 6,57 6.Tỷ suất NVTX/TSDH (3)/(4) lần 5,55 9,25 14,88

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng năm 2013 – 2015)

Từ bảng số liệu ta thấy:

Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy vốn lƣu động ròng của công ty tƣơng đối cao trong 3 năm. Cụ thể, vốn lƣu động ròng năm 2013 là 31.514 triệu đồng, năm 2014 là 33.342 triệu đồng và đạt 35.532 triệu đồng trong năm 2015. Trong đó giá trị tài sản dài hạn giảm 2.560 triệu đồng năm 2015, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 36,67% cho thấy trong năm 2015 công ty chƣa thực sự chú trọng

đầu tƣ mua sắm tài sản. Tuy nhiên vốn lƣu động ròng tăng nhƣ vậy là điều kiện tốt để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và ít bị áp lực về thanh toán.

Vốn lƣu động ròng của công ty trong 3 năm vừa qua là dƣơng và tƣơng đối cao vì vậy công ty đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn, do đó không chỉ tài sản dài hạn đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn thƣờng xuyên mà còn tài trợ đƣợc cho tài sản ngắn hạn. Qua đó cho ta thấy cân bằng tài chính dài hạn của công ty là tƣơng đối tốt và an toàn.

Đạt đƣợc trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn là nỗ lực của toàn thể công ty trong thời gian qua, vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải duy trì và nâng cao trạng thái cân bằng tài chính dài hạn để thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.

- Nhu cầu vốn lƣu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn

Bảng 2.5: Phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn

ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Hàng tồn kho 27.556 28.727 20.895 1.171 4,25 -7.832 -27,26 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.561 6.073 10.286 512 9,21 4.213 69,37 3. Nợ ngắn hạn (không tính vay) 5.330 2.469 3.207 -2.861 -53,68 738 29,89 4. VLĐR 31.514 33.342 35.532 1.828 5,80 2.190 6,57 5. Nhu cầu VLĐR (1)+(2)-(3) 27.787 32.330 27.974 4.543 16,35 -4.356 -13,47 6. Ngân quỹ ròng (4)-(5) 3.726 1.011 7.557 -2.715 -72,87 6.546 647,48

Qua bảng số liệu ta có một số phân tích nhƣ sau:

Nhu cầu vốn lƣu động ròng của công ty trong năm 2015 là 27.974 triệu đồng, trong khi đó vốn lƣu động ròng là 35.532 triệu đồng nên đã làm cho ngân quỹ ròng của công ty dƣơng 7.557 triệu đồng.

Năm 2015 hàng tồn kho giảm với tỷ lệ 27,26% so với năm 2014. Ngƣợc lại với hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng khá nhiều với một tỷ lệ là 69,37%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh thể hiện việc công ty mở rộng chính sách bán hàng, không cứng nhắc trong việc bán hàng để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong 3 năm 2013-2015 ngân quỹ ròng đều dƣơng, có thể kết luận rằng công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Điều này chứng tỏ vốn lƣu động ròng đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động ròng, công ty không phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt của nhu cầu vốn lƣu động ròng. Vì công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn nên công ty sẽ không khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nhu cầu vốn lƣu động ròng tăng lên là do công ty luôn phải mua một lƣợng nguyên vật liệu lớn để phục vụ cho sản xuất, mà giá cả nguyên vật liệu thì luôn biến động nên làm cho tổng giá trị nguyên vật liệu tăng lên.

Tóm lại, qua 3 năm ngân quỹ ròng của công ty đều dƣơng thể hiện một trạng thái cân bằng tài chính an toàn, có nghĩa công ty không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)