6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V
2.1.1. Khái quát về công ty Xăng dầu khu vực V
a. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, xuất phát từ yêu cầu tiếp nhận và cung ứng xăng dầu phục vụ kinh tế - quốc phòng khu vực miền Trung - Tây nguyên, ngày 10/11/1975, bộ trƣởng Bộ Vật tƣ đã kí Quyết định số 807/VT-QĐ thành lập Công ty Xăng dầu Đà Nẵng, trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex). Suốt hơn một thập niên không ngừng vƣợt khó, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là tiếp nhận, bảo quản, cung ứng xăng dầu phục vụ công cuộc xây dựng CNXH và sẵn sàng chiến đấu từ Bình Trị Thiên đến Bắc Thuận Hải (cũ) và các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời cung ứng, tiếp nhận và bảo quản xăng dầu cho các nƣớc bạn Lào, Campuchia, cho Dầu hoả cấp 1 Nội Thƣơng và dự trữ quốc gia…
Ngày 20/02/1980, Quyết định số 71/VT-QĐ của Bộ Vật tƣ đổi tên Công ty Xăng dầu Đà Nẵng thành Công ty Xăng dầu khu vực V.
Bắt đầu từ năm 1986 đến đầu những năm 2000, từ nhiệm vụ chính ban đầu là tiếp nhận, bảo quản và cấp phát xăng dầu theo lệnh, Công ty trở thành đơn vị hạch toán kinh doanh, giữ vai trò chủ đạo trong đảm bảo nhu cầu cũng nhƣ tham gia chỉ đạo, điều tiết và ổn định giá xăng dầu tại khu vực Miền Trung. Một mặt đầu tƣ hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, Công ty đồng thời tập trung xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này nhiều đơn vị trực thuộc
và các chi nhánh của Công ty tách ra để trực thuộc Tổng Công ty. Từ đây, địa bàn hoạt động của Công ty tập trung chính tại Đà Nẵng - Quảng Nam.
Ngày 28/6/2010, Công ty Xăng dầu khu vực V chính thức đƣợc chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH MTV, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Sau nhiều thay đổi, hiện nay, địa bàn hoạt động của Công ty bao gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam với các đơn vị trực thuộc: Tổng kho xăng dầu Đà Nẵng, Chi nhánh xăng dầu Quảng Nam.
Trong 40 năm phấn đấu, trƣởng thành, Công ty Xăng dầu khu vực V vinh dự đƣợc đón nhận nhiều phần thƣởng cao quý.
b. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng của Công ty
Công ty xăng dầu khu vực V có chức năng chính là kho đầu mối tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, bảo đảm nguồn xăng dầu dự trữ, cung cấp cho các công ty tuyến sau trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (không có kho, không có cảng tiếp nhận) tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên và thực hiện tái xuất xăng dầu sang Lào theo sự điều động của Tập đoàn.
Công ty xăng dầu khu vực V giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực cung ứng xăng dầu, phục vụ cho sự phát triển kinh tế và thực hiện dự trữ xăng dầu bảo đảm an ninh quốc gia (theo phân bổ của cục dự trữ Quốc gia)
Công ty trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc; thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà nƣớc.
- Nhiệm vụ của Công ty
Để thực hiện đƣợc chức năng của mình, Công ty Xăng dầu khu vực V triển khai các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, cung cấp kịp thời nguồn xăng dầu cho cho các công ty tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo kế hoạch chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để ổn định và phát triển thị phần kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
- Thiết lập hệ thống phân phối, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ xăng dầu, tăng quy mô hoạt động bán lẻ để tăng tỷ trọng bán lẻ trong tổng lƣợng bán, bảo đảm tăng trƣởng bền vững.
- Quản lý cơ sở vật chất, tài sản an toàn và hiệu quả.
- Không ngừng nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của công ty, xây dựng nguồn lực có chất lƣợng.
- Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc giao.
c. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH XĂNG DẦU TỔNG KHO XĂNG DẦU ĐÀ NẴNG CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU TP. ĐÀ NẴNG PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH PHÒNG KINH DOANH TỔNG HỢP CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU QUẢNG NAM CHI NHÁNH XĂNG DẦU QUẢNG NAM : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ tham mƣu : Quan hệ phối
2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty xăng dầu khu vực V
a. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty
Tình hình nguồn nhân lực của Công ty đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL ngƣời TL % SL ngƣời TL % SL ngƣời TL % Tổng số 459 100 505 100 517 100
1. Phân theo giới tính
Nam 329 71,68 357 70,69 365 70.6 Nữ 130 28,32 148 29,31 152 29.4 2. Theo trình độ học vấn Trên đại học 3 0,65 4 0,79 6 1.2 Đại học, cao đẳng 156 33,99 157 31,09 160 30.9 Trung cấp 133 28,98 150 29,70 154 29.7 Phổ thông 167 36,38 194 38,42 197 38.1
(Nguồn: Phòng TCHC Công ty)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: Số lao động nam trong Công ty gấp gần 3 lần lao động nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp vì xăng dầu là một ngành độc hại, công việc lại nặng nhọc, thích hợp cho lao động nam hơn.
Tỷ lệ trên đại học không ngừng tăng lên qua các năm, do Công ty đang rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công nhân viên, chú trọng vào việc đào tạo và bồi dƣỡng cho cán bộ nhân viên từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học, từ đại học lên trên đại học. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có thể dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật khi cần thiết. Tỷ lệ
trung cấp cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối và ít biến động qua các năm do Công ty ít có nhu cầu tuyển dụng và quan tâm đặc biệt đến chất lƣợng hơn là số lƣợng. Tỷ lệ lao động phổ thông cũng chiếm tỷ trọng khá cao và ít biến động qua các năm.
b. Nguồn lực tài chính
Tình hình tài chính của Công ty đƣợc thể hiện qua Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 03 năm gần đây.
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán năm 2012 – 2014
CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014
A. Tài sản ngắn hạn 70.331.921.747 82.549.862.647 103.269.079.227 I. Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền 16.219.665.907 5.606.403.776 12.366.438.945 II. Các khoản phải
thu ngắn hạn 45.348.625.768 61.332.713.834 66.477.940.402 III. Hàng tồn kho 8.394.495.499 13.721.118.718 20.524.517.680 IV. Tài sản ngắn hạn khác 369.134.573 1.889.626.319 3.900.182.200 B. Tài sản dài hạn 198.718.668.548 250.887.005.737 373.916.311.669 I. Tài sản cố định 192.878.279.140 243.666.088.197 364.339.288.827 II. Các khoản đầu
tƣ tài chính dài hạn 266.400.000 123.500.000 26.950.000 III. Tài sản dài hạn
khác 5.573.989.408 7.097.417.540 9.550.072.842 TỔNG TÀI SẢN 269.050.590.295 333.436.868.384 477.185.390.896 A. Nợ phải trả 131.928.441.688 178.169.545.068 249.404.630.539 I. Nợ ngắn hạn 108.018.360.430 148.973.918.889 176.970.231.014 II. Nợ dài hạn 23.910.081.258 29.195.626.179 72.434.399.525 B. Vốn chủ sở hữu 137.122.148.607 155.267.323.316 227.780.760.357 TỔNG NGUỒN VỐN 269.050.590.295 333.436.868.384 477.185.390.896
Các số liệu trong Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 03 năm 2012, 2013, 2014 có những biến động. Ở đây, chúng ta để ý một số điểm sau:
Lƣợng tồn kho của công ty tuy cao nhƣng phần lớn phụ thuộc vào sự phân bổ của của cục dự trữ quốc gia.
Phân tích khối, trong tổng nguồn vốn của Công ty, các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao (khoảng 50%). Trong đó chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ, đây là điều tất yếu do đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Năm 2014 tổng tài sản của Công ty là 477.185.390.896 đồng. Với năng lực tài chính hiện tại, Công ty đảm bảo duy trì nhiều loại kênh phân phối hiện có và cải tạo hoàn thiện hơn các kênh này để phát triển mở rộng thêm ở các địa bàn khác chƣa có cơ sở kinh doanh nhƣ miền núi nhằm tiêu thụ đƣợc hiệu quả nhất
c. Tình hình sử dụng nguồn cơ sở vật chất kinh doanh
- Diện tích mặt bằng của công ty
Bảng 2.3. Diện tích mặt bằng của Công ty
STT MẶT BẰNG DIỆN TÍCH (m2) TỶ LỆ (%)
1 Tổng kho 75.000 35,211
2 Cửa hàng 103.000 48,357
3 Các khu vực khác 35.000 16,432
Tổng 213.000 100,000
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Theo số liệu trên, cửa hàng có diện tích lớn nhất và gần nhƣ chiếm toàn bộ diện tích trong toàn công ty. Điều này chứng tỏ, hệ thống cửa hàng là một bộ phận rất quan trọng của công ty.
Bảng 2.4. Hệ thống kho của Công ty KHO DIỆN TÍCH (m²) THỂ TÍCH (m³) CHỨC NĂNG Khuê Mỹ 75.000 100.000 Tiếp nhận, dự trữ, cấp phát các mặt hàng xăng dầu cho Công ty, các công ty tuyến sau thuộc Tập đoàn, nội bộ cửa hàng của Công ty và khách hàng của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty.
(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính)
Ngoài 01 kho Khuê Mỹ với tổng sức chứa 100.000 m3 thì hiện nay, Công ty đang xây hệ thống kho tại Thọ Quang.
Hệ thống kho bãi của Công ty đƣợc trang bị hiện đại với các công nghệ tiên tiến và hoàn toàn đƣợc tự động hoá với địa điểm thuận lợi và bảo đảm cho việc cất giữ và phân phối sản phẩm của Công ty. Bồn bể đƣợc trang bị mái phao, lắp đặt thiết bị đo mức tự động.
Hệ thống đƣờng ống vận tải xăng dầu bao gồm toàn bộ hệ thống dẫn dầu ngầm dƣới lòng biển cũng nhƣ trong lòng đất với tổng chiều dài 30 km vận chuyển xăng dầu từ cảng biển Mỹ Khê bơm trực tiếp vào kho Khuê Mỹ.
- Cầu cảng:
Công ty chủ yếu xuất, nhập xăng dầu từ Cảng Mỹ Khê.
Cảng Mỹ Khê là cảng chính của khu vực miền Trung và Tây nguyên, cách bờ 1,5 km, chủ yếu đƣợc dùng để nhập cảng tàu từ nƣớc ngoài chở xăng dầu có trọng tải lớn đến 50.000 tấn. Công nghệ xuất nhập vận hành tự động hóa. Năng lực xuất nhập trên 1 triệu m3
(tấn/năm). - Các cửa hàng bán lẻ:
Công ty hiện có 65 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó, 28 cửa hàng tại Đà Nẵng, 37 cửa hàng tại Quảng Nam với hệ thống bể, cột bơm và trang thiết bị hiện đại.
Hiện tại, cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Xăng dầu khu vực V đƣợc xây dựng khang trang và hiện đại để phục vụ cho công việc kinh doanh của Công ty và là một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tƣ hoàn chỉnh, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật của mình.
2.1.3. Về sản phẩm xăng dầu và thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của Công ty
a. Về sản phẩm xăng dầu của Công ty
Các mặt hàng hiện nay Công ty đang kinh doanh trên thị trƣờng gồm: Xăng Không chì Mogas 92, Mogas 95, Diesel 0.05S và Diesel 0.25S. Nhiên liệu đốt lò (FO), Dầu hỏa (Ko).
b. Về sản phẩm nhập khẩu của Công ty
- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty năm 2012-2014
Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty năm 2012-2014
ĐVT: m3 , tấn Năm 2012 2013 2014 Loại KL % KL % KL % Diesel 390.155 56,46 304.436 52,24 291.427 54,12 Xăng 294.225 42,58 272.957 46,83 242.599 45,05 Mazut 5.443 0,78 4.536 0,78 3.677 0,68 Dầu hỏa 1.153 0,17 887 0,15 820 0,15 Tổng 690.976 100 582.816 100 538.523 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh xăng dầu)
- Mặt hàng xăng thƣờng trên 42,58% tổng KNNK, Diesel chiếm trên 52,24% tổng KNNK, thấp nhất là Dầu hỏa chiếm chƣa đến 0,2% tổng KNNK.
c. Về thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty
- Tình hình tiêu thụ tại các thị trƣờng chủ yếu của công ty
Bảng 2.6. Tình hình tiêu thụ tại các thị trƣờng chủ yếu của công ty
ĐVT: m3 , tấn Địa phƣơng 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 KL % KL % KL % % % Đà Nẵng 548 78,96 456 78,08 451 78,98 16,79 1,1 Quảng Nam 146 21,04 128 21,92 120 21,02 12,33 6,25 Tổng cộng 694 100 584 100 571 100 15,85 2,23
(Nguồn: Phòng kinh doanh xăng dầu)
Năm 2014, khu vực Đà Nẵng giảm 1,1% so với năm 2013, trong khi đó khu vực Quảng Nam giảm 6,25%.
Tình hình tiêu thụ tại Đà Nẵng và Quảng Nam giảm qua các năm, tỷ trọng số lƣợng về xăng dầu đƣợc tiêu thụ tại Đà Nẵng và Quảng Nam giảm.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Bảng 2.7. Kết quả tiêu thụ theo sản phẩm kinh doanh
STT SẢN PHẨM Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Diesel 66.874 61.240 59.262
2 Xăng 92.590 84.180 86.750
3 Mazut 5.443 4.536 3.677
4 Dầu hoả 1.153 887 820
Tổng 166.060 150.843 150509
(Nguồn: Phòng kinh doanh xăng dầu)
Xăng và diesel là hai sản phẩm chủ đạo của Công ty. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, ta phân tích khái
quát bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây nhất và xem xét biến động của nó.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 - 2014(Phụ lục1)
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta nhận thấy rằng: Công ty hoạt động ngày càng không hiệu quả, tuy doanh thu tăng dần qua 03 năm nhƣng lợi nhuận sau thuế liên tục giảm qua 03 năm, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 17,29% so với năm 2012. Mặc dù doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 1.721.444.560.107 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 34,44% nhƣng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm xuống 50.461.976.069 đồng do chi phí bán hàng vƣợt 37,86% so với năm trƣớc và do giá vốn hàng bán lại tăng lên 35,55%. Việc giá vốn tăng mạnh có thể một phần là do giá vốn hàng nhập khẩu tăng mạnh. Ngoài ra chi phí tài chính tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng. Cụ thể là so với năm 2013 tăng lên 3.895.830.697 đồng tƣơng ứng với tỉ lệ là 143,14%.
Qua phân tích trên ta thấy năm 2014 Công ty lỗ 15.977.007.024 đồng, các khoản lỗ do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là do chi phí bán hàng, chi phí tài chính, giá vốn hàng bán tăng… Điều đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không đƣợc cải thiện.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC V THỜI GIAN TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014 XĂNG DẦU KHU VỰC V THỜI GIAN TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014
2.2.1.Phân tích môi trƣờng marketing trong thời gian qua
a. Môi trường vĩ mô
- Môi trƣờng kinh tế
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) năm 2012 của Đà Nẵng ƣớc đạt 36.253 tỷ đồng, tăng 8,16% so với năm 2011. Năm 2013, GRDP ƣớc đạt 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11% so với năm 2012 (kế hoạch:
tăng 9,5 - 10%). GRDP năm 2014 ƣớc đạt 41.714 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013(kế hoạch: tăng 9 - 9,5%).
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (GRDP) năm 2012 ƣớc đạt 30.903 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2011 (theo giá so sánh 2010). Tăng trƣởng kinh tế (giá năm 2010) năm 2013 ƣớc đạt 30.903 tỷ đồng, tăng 11,15% so với năm 2012. Năm 2014 GRDP tăng 11,5%, cao hơn mức tăng của năm 2013.
Tổng hợp từ số liệu do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam