NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ MÔI TRƢỜNG MARKETING ĐỐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty xăng dầu khu vực v (Trang 78 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ MÔI TRƢỜNG MARKETING ĐỐ

ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XĂNG DẦU

3.1.1. Dự báo môi trƣờng vĩ mô

- Dự báo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới Hội thảo khoa học với chủ đề “Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: cơ hội và thách thức” do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 10/10/2014.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Văn Thành, NCIF đã đƣa ra 2 kịch bản dự báo kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới (2015 – 2019). Theo kịch bản thứ nhất với mô hình tăng trƣởng đƣợc chuyển đổi chậm, không liên tục; không tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập quốc tế; quản trị Nhà nƣớc chƣa đƣợc cải thiện đáng kể. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức 6,5%.

Theo kịch bản thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng đƣợc thực hiện liên tục theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lợi thế so sánh của nền kinh tế; tận dụng đƣợc lợi thế từ các hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng; quản trị Nhà nƣớc có nhiều tiến bộ. Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức 7,1%.

Từ các dự báo trên có thể thấy tăng trƣởng kinh tế của Đà Nẵng, Quảng Nam trong các năm tới cũng hứa hẹn nhiều khởi sắc bởi mức tăng trƣởng của Đà Nẵng, Quảng Nam trong thời gian qua cũng tăng cao theo xu hƣớng tăng của toàn quốc (tăng trƣởng của Đà Nẵng các năm 2012-2014 lần lƣợt là 9.1%, 8.1% và 9.28%; còn Quảng Nam lần lƣợt là 11.2 %, 11.18 % và 11.5 %). Khi kinh tế tăng trƣởng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong đó có mặt hàng xăng dầu.

3.1.2. Dự báo môi trƣờng vi mô

- Dự báo về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam thời gian tới

Nhu cầu sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đƣợc ƣớc tính chủ yếu dựa trên cƣờng độ tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc và năng lƣợng. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Theo đó, ƣớc tính rằng dầu nhiên liệu (FO) sẽ chiếm khoảng 16% lƣợng tiêu thụ từ năm 2015 trở đi. Nhu cầu JetA1 dự kiến sẽ chiếm khoảng 4% tổng cầu đến năm 2020 và duy trì ở mức 3% từ năm 2020. Tiêu thụ xăng và dầu diesel sẽ tăng lên, bù đắp sự suy giảm trong dầu nhiên liệu và tiêu thụ JetA1. Nhu cầu xăng đƣợc dự báo sẽ tăng tỷ trọng trong tổng nhu cầu từ 22% đến 24% trong giai đoạn 2013 đến 2025 trong khi diesel, hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất, dự kiến sẽ chiếm 49% tổng lƣợng tiêu thụ vào năm 2015 và sau đó giảm trong những năm tới.

- Dự báo nguồn cung trong nƣớc trong thời gian tới

Trƣớc năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, để phát triển nguồn cung xăng dầu trong nƣớc, Việt Nam đang xây dựng một số nhà máy lọc dầu. Việt Nam đang hy vọng sẽ gia tăng công suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất từ 6 triệu tấn/năm, sẽ đƣợc tăng lên 10 triệu tấn/năm vào năm 2018. Dự kiến trong vòng 10 – 15 năm tới, Việt Nam sẽ có ít nhất 3 nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động. Trong đó nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hoá hiện đang trong giai đoạn thăm dò và khai thác, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2016 với công suất 10 triệu tấn/năm. Dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn, Vũng Tàu dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020 với công suất 10 triệu tấn/năm. Ngoài ra, dự án nhà máy lọc dầu Vân Phong, Khánh Hoà do Petrolimex làm chủ đầu tƣ có thể sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020 với công suất 10 triệu tấn/năm. Các dự án nhà máy dầu còn lại đang trong kế hoạch bao gồm nhà máy lọc dầu Vũng Rô, nhà máy lọc

dầu Nhơn Hội. Đến năm 2018, Việt Nam sẽ có thể cung cấp tối đa là 6,3 triệu tấn sản phẩm xăng dầu đến thị trƣờng trong nƣớc, chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu. Qua phân tích các số liệu, chúng ta nhận thấy Việt Nam cần đẩy mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc dầu để chủ động đảm bảo nhu cầu sử dụng từ nguồn sản xuất trong nƣớc.

Nếu chỉ tính đến những dự án có khả năng đƣợc thực hiện, công suất lọc dầu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 31 triệu tấn trong năm 2020, 36 triệu tấn vào năm 2021 ở mức tối đa. Theo đó, nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu sẽ giảm.

Nhƣ vậy, tiềm năng phát triển ngành xăng dầu rất lớn, là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong đó có Petrolimex gia tăng thị phần, đảm bảo cung ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.

- Dự báo tính cạnh tranh trên thị trƣờng xăng dầu

Nghị định 83 quy định ngoài việc thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu theo phƣơng thức đại lý nhƣ Nghị định 84, tức là chỉ có 1 loại hình duy nhất phân phối xăng dầu theo hệ thống chuỗi từ tổng đại lý xuống đại lý, thì nay cho phép mở thêm hai đối tƣợng kinh doanh xăng dầu mới là thƣơng nhân phân phối xăng dầu và thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Với việc có nhiều đối tƣợng thƣơng nhân cùng tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu, tính cạnh tranh trên thị trƣờng xăng dầu sẽ đƣợc nâng cao hơn.

Tính đến cuối năm 2014, cả nƣớc đã có 54 thƣơng nhân phân phối xăng dầu, 24 đầu mối xăng dầu. Dự báo thị trƣờng xăng dầu vào năm 2015 và các năm tiếp theo sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn. Năm 2014 kết thúc, các công ty chuẩn bị bƣớc vào giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối, ký kết hợp đồng mua bán xăng dầu năm 2015 và các năm sau đó.

PetroVietnam có cổ phần trong tất cả các nhà máy lọc dầu mới nổi, nên PV Oil đƣợc kỳ vọng sẽ vƣợt qua Petrolimex và trở thành doanh nghiệp chủ chốt trên thị trƣờng. PV Oil có trách nhiệm phân phối 100% sản lƣợng của

Dung Quất, 35% sản lƣợng Nghi Sơn và 20% sản lƣợng của Long Sơn. Điều này có thể đe doạ đến vị thế của Petrolimex

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị kênh phân phối sản phẩm phân bón tại công ty xăng dầu khu vực v (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)