Cấutrúc tài sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm nghành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán VIỆT NAM (Trang 38 - 39)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Cấutrúc tài sản

Trong tình hình kinh tế hiện nay, vấn đề thông tin bất cân xứng trở nên trầm trọng hơn dễ dẫn đến việc ngƣời đại diện (giám đốc công ty) làm việc vì lợi ắch của mình bất chấp lợi ắch của ngƣời ủy thác (cổ đông). Ở các công ty cổ phần nhƣ hầu hết các công ty thuộc nhóm ngành dầu khắ rất khó để các cổ đông có thể hiểu và giám sát đƣợc công việc của giám đốc. Nhƣ vậy để không bị rơi vào bẫy thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tƣ hay các bên cho vay cần phải tự bảo vệ mình bằng cách nhìn vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định càng cao thì càng ắt khả năng bị vỡ nợ nên khả năng tiếp cận nợ của những doanh nghiệp này cũng dễ dàng hơn do đó nhân tố cấu trúc tài sản cần đƣợc quan tâm trong vấn đề vay nợ của các doanh nghiệp nhóm ngành dầu khắ Việt Nam.

Cấu trúc tài sản đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu tỉ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản. Tài sản cố định có thể đƣợc sử dụng nhƣ tài sản thế chấp. Tỷ trọng tài sản cố định càng cao sẽ cung cấp sự đảm bảo cho việc trả nợ đối với các chủ nợ trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị phá sản. Nghĩa là các công ty có số lƣợng tài sản cố định cao sẽ đƣợc mong đợi vay nợ nhiều hơn so với các công ty có ắt tài sản cố định hơn (Bradely và cộng sự (1984),Titman và Wessels (1988), Haris và Raviv (1991) và (Shah và Khan, 2007)). Nói cách

khác, các nghiên cứu này đồng ý với quan điểm, tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tỷ lệ nợ.

Ngoài ra, Lý thuyết chi phắ đại diện chỉ ra rằng, tồn tại chi phắ đại diện giữa chủ nợ và các cổ đông hiện hữu, bởi doanh nghiệp có thể đầu tƣ vào các dự án rủi ro hơn sau khi vay nợ và do đó, có thể chuyển lợi nhuận từ chủ nợ sang cổ đông. Các chủ nợ không biết những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp đó, nên họ phải giữ tài sản chế chấp nhƣ là vật làm tin. Thêm vào đó, giá trị tài sản cố định hữu hình cao sẽ làm giảm chi phắ phá sản, vì khi thanh lý doanh nghiệp, những tài sản cố định hữu hình ắt bị mất giá so với giá trị sổ sách hơn những tài sản cố định vô hình, vì vậy, chi phắ phá sản giảm xuống thì doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều hơn. Nghĩa là, tỷ trọng tài sản cố định có tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ. Bên cạnh đó, các công ty mà có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản thấp thì họ sẽ khó tiếp cận với các khoản nợ dài hạn, vì vậy họ sẽ chuyển sang sử dụng nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, Berger và Urdell (1994) lại kết luận rằng những doanh nghiệp nào có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay mƣợn mà không cần phải cung cấp nhiều bằng chứng thế chấp nghĩa là nghiên cứu này cho rằng tỷ trọng tài sản cố định không có mối quan hệ với tỷ lệ nợ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty thuộc nhóm nghành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán VIỆT NAM (Trang 38 - 39)