Tổng quan về cho vay HKD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 28 - 33)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Tổng quan về cho vay HKD

a. Khái niệm cho vay HKD

Theo luật dân sự ngày 14/06/2005. HKD đƣợc định nghĩa: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.

Cho vay HKD là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho Khách hàng là HKD, theo đó Ngân hàng chuyển cho các HKD quyền sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận có hoàn trả gốc và lãi đƣợc thỏa thuận trong Hợp đ ng Tín dụng

b. Đặc điểm cho vay HKD

- Về mục đích vay vốn

Mục đích vay vốn của hộ kinh doanh khác với cho vay tiêu dùng nhƣng khá giống với cho vay DN.

- Dƣ nợ vay bình quân nhỏ so với cho vay DN

Do quy mô kinh doanh của hộ thƣờng nhỏ hơn so với DN nên dƣ nợ bình quân của cho vay hộ kinh doanh thƣờng nhỏ hơn nhiều so với dƣ nợ bình quân cho vay DN

- Khó khai thác lợi thế quy mô để tiết kiệm chi phí so với cho vay DN Vì dƣ nợ bình quân nhỏ, nên so với cho vay DN, chi phí cho vay tính trên một đơn vị dƣ nợ thƣờng cao hơn so với cho vay DN dẫn đến đối với loại hình cho vay này, NH sẽ khó khăn hơn trong việc khai thác lợi thế quy mô để

có lợi thế về tiết kiệm chi phí

- Về rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh:

+ Yếu tố bất lợi là thông tin về KH hộ kinh doanh thƣờng không đầy đủ, thiếu hệ thống và chuẩn xác so với KH Doanh nghiệp làm gia tăng tình trạng thông tin bất đối xứng và do đó gia tăng nguy cơ rủi ro.

+ Tuy nhiên, do các khoản vay có quy mô nhỏ, các hộ gia đình lại kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng nên việc cho vay hộ kinh doanh có thuận lợi hơn trong việc đa dạng hóa danh mục cho vay nhờ đó giúp giảm rủi ro tín dụng đặc thù.

- Lãi suất cho vay hộ kinh doanh thƣờng cao tƣơng đối so với cho vay DN

Do những đặc điểm nêu trên: dƣ nợ của các khoản vay thƣờng nhỏ hơn DN, chi phí cho vay trên một dơn vị vốn vay cao hơn nên thông thƣờng lãi suất cho vay hộ kinh doanh cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp một cách tƣơng đối.

c. Phân loại cho vay hộ kinh doanh

Về lý thuyết, căn cứ vào thời gian và đối tƣợng cho vay, cho vay hộ kinh doanh đƣợc phân ra các hình thức sau:

(i) Các hình thức cho vay kinh doanh ngắn hạn

- Cho vay mua hàng dự trữ : Các khoản cho vay này chủ yếu là dùng để tài trợ mua hàng t n kho nhƣ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Các khoản cho vay này tận dụng chu kỳ kinh doanh tiền – hàng – tiền của nhà kinh doanh. Kỳ hạn của một khoản vay thƣờng bắt đầu từ khi nhà kinh doanh mua hàng và kết thúc khi nhà kinh doanh bán đƣợc hàng, thu tiền về và trả nợ cho ngân hàng.

- Cho vay vốn lƣu động ( Working capital loans): Khoản cho vay vốn lƣu động thƣờng đƣợc dùng để mua hàng dự trữ hoặc mua nguyên vật liệu.

Do đó, nó gần giống với cho vay mua hàng dự trữ nhƣ trên nhƣng nhằm đáp ứng toàn bộ vốn lƣu động thiếu của nhà kinh doanh ( tức nhu cầu vốn lƣu động thời vụ của khách hàng).

- Cho vay dựa trên tài sản có: là loại cho vay dựa trên cơ sở số dƣ của các khoản phải thu, t n kho nguyên liệu, thành phẩm. Tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay này là chính các tài sản đƣợc tài trợ.

- Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng: Đối với các nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sau khi nhận đƣợc các công trình xây dựng, cần phải ứng vốn mua nguyên liệu, thuê thiết bị, thuê nhân công… để thực hiện thi công. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì mới đƣợc chủ đầu tƣ thanh toán theo thoả thuận ở hợp đ ng nhận thầu. Vì vậy, cho vay ngắn hạn đối với nhà kinh doanh xây lắp để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình thi công công trình xây dựng.

- Cho vay kinh doanh bán lẻ ( Retailer financing)

- Các loại cho vay khác

(ii) Các hình thức cho vay kinh doanh trung và dài hạn

- Cho vay kinh doanh kỳ hạn (Term business loans): Các khoản cho vay kỳ hạn thƣờng đƣợc dùng để tài trợ cho những hoạt động đầu tƣ trung và dài hạn kéo dài hơn 1 năm nhƣ mua thiết bị, hoặc xây dựng các công trinh. Thƣờng thì các hãng yêu cầu đƣợc vay một khoản trọn gói dựa trên chi phí dự tính của dự án đã đề xuất và cam kết thanh toán khoản vay thành nhiều lần (các khoản thanh toán có thể đƣợc thực hiện theo quý, thậm chí theo tháng).

Do đó, các khoản cho vay kỳ hạn sẽ đƣợc trả dần và thanh toán trên cơ sở dòng thu nhập tƣơng lai của hãng. Nhìn chung kế hoạch thanh toán đƣợc xây dựng phù hợp với chu trình lƣu chuyển tiền tệ của hãng. Tuy nhiên, vẫn có thể t n tại “các điểm mù” (blind spots) trong kế hoạch thanh toán, đó là những thời điểm hãng thiếu hụt tiền mặt và do đó không thể trả tiền vay ngân hàng.

Một số thỏa thuận vay kỳ hạn không yêu cầu khách hàng trả tiền gốc trƣớc khi hết hạn. Ví dụ, trong hình thức “cho vay trả gốc cuối kỳ” chỉ có tiền lãi đƣợc thanh toán định kỳ, phần gốc sẽ đƣợc trả khi khoản vay đến hạn.

Thông thƣờng các khoản vay kỳ hạn đƣợc đảm bảo bằng tài sản cố định (ví dụ nhƣ nhà máy hoặc thiết bị) thuộc sở hữu của ngƣời vay và có thể chịu lãi suất cố định hoặc thả nổi. Do rủi ro lớn hơn, lãi suất trong trƣờng hợp này đƣợc đặt cao hơn mức áp dụng đối với các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn. Khả năng khách hàng không thanh toán đƣợc nợ hoặc khả năng xảy ra những thay đổi bất lợi trong hoạt động của ngƣời vay tiền rõ ràng cao hơn trong suốt kỳ hạn của khoản vay dài hạn. Vì lý do này, cán bộ tín dụng ngân hàng và những nhà phân tích tín dụng phải chú ý tới một số yếu tố khác trong đơn xin vay dài hạn của khách hàng. Cụ thể là trình độ quản lý của khách hàng, chất lƣợng hệ thống kế toán và kiểm toán hiện đang đƣợc sử dụng, trong quá khứ hãng có trình bày rõ ràng tình hình tài chính của mình cho ngân hàng hay không, khách hàng có sẵn lòng đ ng ý sẽ không thế chấp tài sản cho các chủ nợ khác hay không, tài sản của khách hàng có đƣợc bảo hiểm thỏa đáng hay không, khách hàng có phải đối mặt với rủi ro thay đổi công nghệ khiến cho nhà máy và thiết bị sớm trở nên lỗi thời hay không, khoảng thời gian trƣớc khi dự án thu đƣợc lợi nhuận, các xu hƣớng của nhu cầu thị trƣờng, và trạng thái tài sản ròng của khách hàng.

- Cho vay luân chuyển (Revolving credit financing: là một khoản tín dụng cho phép khách hàng có thể vay tới một mức tối đa xác định trƣớc, hoàn trả toàn bộ hoặc một phần khoản vay, và tiếp tục vay khi có nhu cầu cho đến khi hợp đ ng tín dụng hết hạn. Là một trong số những khoản vay kinh doanh linh hoạt nhất, yêu cầu tín dụng luân chuyển thƣờng đƣợc ngân hàng chấp nhận mà không đòi hỏi đảm bảo bằng bất cứ tài sản nào. Các khoản cho vay nhƣ vậy có thể là ngắn hạn hoặc có thể kéo dài 3, 4 năm hoặc thậm chí 5 năm.

Loại tín dụng này đƣợc áp dụng nhiều nhất khi khách hàng không chắc chắn về thời gian của các lu ng tiền mặt hoặc về quy mô chính xác của nhu cầu vay vốn trong tƣơng lai. Tín dụng luân chuyển giúp hãng có thể giảm mức độ biến động trong chu kỳ kinh doanh, cho phép khách hàng vay thêm tiền mặt trong lúc khó khăn khi mà doanh số bán hàng giảm và cho phép hoàn trả khi ngu n thu bằng tiền của khách hàng tăng lên. Ở những nƣớc mà pháp luật quy định về việc ngân hàng phải chấp nhận mọi yêu cầu vay vốn trong giới hạn của hạn mức tín dụng thì ngân hàng thƣờng sẽ tính phí cam kết vay vốn trên phần tín dụng không sử dụng hoặc trên toàn bộ giá trị hợp đ ng cho vay luân chuyển.

Cam kết vay vốn thƣờng có hai loại. Loại phổ biến nhất là cam kết vay vốn chính thức là cam kết có tính chất hợp đ ng trong đó ngân hàng đảm bảo sẽ cho khách hàng vay tới một lƣợng vốn tối đa xác định trƣớc với lãi suất đã ấn định hoặc với lãi suất thay đổi trên cơ sở những lãi suất cơ bản nhƣ LIBOR. Đối với loại cam kết này, ngân hàng có thể không thực hiện nghĩa vụ cho vay nếu nhƣ tình hình tài chính của ngƣời vay có những thay đổi bất lợi nghiêm trọng hoặc khi ngƣời vay không thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đ ng với ngân hàng.

Loại thứ hai ít chặt chẽ hơn là hạn mức tín dụng đáo hạn theo đó ngân hàng đ ng ý cho khách hàng vay trong trƣờng hợp khẩn cấp. Mặc dù lãi suất không đƣợc ấn định trƣớc và khách hàng ít khi có ý định vay tiền từ hình thức tín dụng này nhƣng họ vẫn ký kết hợp đ ng với mục đích dùng nó nhƣ một vật bảo đảm để có thể vay vốn từ những ngu n khác. Ngân hàng chỉ dành những cam kết tín dụng nới lỏng cho các hãng có chất ƣợng tín dụng cao nhất và thƣờng định giá thấp hơn nhiều so với loại cam kết cho vay chính thức. Cam kết tín dụng loại này cho phép khách hàng nhanh chóng nhận đƣợc tiền vay và đây là một ƣu điểm quan trọng nếu khách hàng muốn vay vốn từ một tổ chức khác.

Trong những năm gần đây, một loại hình tín dụng luân chuyển mới đã xuất hiện thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng. Hiện nay, hơn 1/3 các doanh nghiệp sử dụng thẻ tín dụng nhƣ một ngu n vốn hoạt động hiệu quả và nhờ đó tránh việc phải thƣờng xuyên lập các đơn xin vay vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, một vấn đề hạn chế đối với việc sử dụng ngu n vốn này là chi phí vay vốn thƣờng rất cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 28 - 33)