Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 70 - 75)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

a. Những hạn chế

- Quy mô cho vay HKD vẫn tăng trƣởng không ổn định.

- Tỷ lệ nợ xấu tuy có cải thiện nhƣng năm 2015 lại có xu hƣớng gia tăng. Mặt khác, mức giảm tỷ lệ nợ xấu chƣa thực sự bền vững bởi vì một số khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro nên xuất toán khỏi nợ xấu.

- Tiềm năng về cho vay hộ kinh doanh vẫn chƣa đƣợc khai thác hết đặc biệt trong bối cảnh đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên, thị phần của Chi nhánh vẫn còn có thể tăng lên tƣơng ứng với vị thế của VCB.

- Cơ cấu cho vay vẫn còn một số mặt bất cập. Cụ thể : + Tỷ trọng cho vay nông nghiệp chiếm áp đảo.

+ Hình thức bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng quá lớn. + Kỳ hạn cho vay chủ yếu vẫn là ngắn hạn.

b. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên

(i) Nguyên nhân bên ngoài

- Những tác động của kinh tế vĩ mô

- Đặc thù hoạt động cho vay HKD trên địa bàn: nhiều hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế về nhận thức, về hiểu biết pháp lý, và kiến thức kinh doanh. Đặc biệt, nhận thức về hoạt động Ngân hàng có những sai lệch và còn giản đơn.

Nguyên nhân bên ngoài có ảnh hƣởng chủ yếu đến những hạn chế nêu trên là môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã có nhiều biến động bất lợi, Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế đã phải đối diện với những khó khăn lớn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm lại đ ng thời nền kinh tế vừa phải đối diện với tình trạng lạm phát, đi k m với những biểu hiện suy giảm sức mua. Điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng nói chung, cho vay hộ kinh doanh nói riêng.

Các chính sách kiểm soát lãi suất và chính sách chống lạm phát, thắt chặt tín dụng của Chính phủ và NH Nhà nƣớc cũng đã gián tiếp làm co hẹp nhu cầu tín dụng của hộ kinh doanh và đặt ra cho các ngân hàng thƣơng mại nhiều bài toán cần phải giải quyết đ ng bộ.

Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh ngày càng gia tăng. Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn chung, các ngân hàng thƣơng mại đều có khuynh hƣớng tăng các hoạt động tín dụng bán lẻ. Điều này làm cho hoạt động cho vay hộ kinh doanh lại gia tăng cƣờng độ cạnh tranh.

Lòng tin của ngƣời kinh doanh đang trên đƣờng phục h i nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc đỉnh cao của thời kỳ trƣớc đây. Trong thời gian qua mặc dù đã có một vài tín hiệu tốt nhƣng tính chung cho cả giai đoạn, lòng tin của hộ kinh doanh vẫn chƣa đƣợc phục h i hoàn toàn.

đến bất cập khi triển khai nhƣ việc xác định, đánh giá giá trị tài sản thế chấp cầm cố, tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay, xử lý đảm bảo tiền vay…

Về phía hộ kinh doanh có quan hệ vay vốn nhìn chung năng lực vay vốn vẫn còn hạn chế, điều kiện về tài sản bảo đảm và vốn tự có chƣa đảm bảo tốt, tài sản bảo đảm đơn điệu, chủ yếu dựa vào thế chấp bất động sản. Trình độ, kinh nghiệm sản xuất – kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật vẫn còn những mặt bất cập. Đặc biệt một vấn đề chung nổi lên vẫn chƣa đƣợc khắc phục đó là so với doanh nghiệp thông tin của hộ kinh doanh chƣa đáp ứng đầy đủ, toàn diện so với yêu cầu quản trị tín dụng. Ngoài những nguyên nhân có tính phổ quát đối với hoạt động cho vay hộ kinh doanh, còn có nguyên nhân đặc thù liên quan hoạt động cho vay hộ kinh doanh trên địa bàn cho vay của chi nhánh: nhiều địa bàn hộ vay là đ ng bào dân tộc có những hạn chế nhất định về nhận thức kinh tế, pháp lý. Điều này đã gây ra một khó khăn lớn cho ngân hàng và từng cán bộ tín dụng.

Ngoài ra, tác động của sức ép cạnh tranh trong cho vay hộ kinh doanh cũng gây ra một số hệ quả tiêu cực nhƣ: giảm thu nhập lãi ròng từ hoạt động cho vay hộ kinh doanh; cán bộ tín dụng dễ chạy theo chỉ tiêu nên bỏ qua các yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến điều kiện khoản vay nên dễ dẫn đến rủi ro tín dụng hoặc chỉ tập trung chú ý vào việc phát triển khách hàng mới mà bỏ qua các mục tiêu, yêu cầu khác trong quản trị tín dụng.

(ii) Nguyên nhân bên trong

- Một bộ phận cán bộ vẫn chƣa chuyển biến kịp về nhận thức và hành động, đặc biệt là tƣ duy chuyển từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động, vẫn còn tƣ tƣởng ngại rủi ro, ngại khó, ỷ lại thụ động.

- Chƣa chú trọng đến đặc thù của từng nhóm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc đối tƣợng dân tộc thiểu số.

các chƣơng trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo còn khá thụ động, còn phụ thuộc nhiều vào các chƣơng trình lớn của cấp trên.

- Hoạt động quản trị rủi ro vẫn còn chƣa đƣợc quy chuẩn, chƣa tạo thành hệ thống, vẫn còn nặng về dựa vào tài sản bảo đảm.

- Cơ sở vật chất còn chƣa đƣợc hoàn thiện, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhất là tại các Phòng Giao dịch.

- Cơ chế động viên, tạo động lực vẫn còn nhiều mặt chƣa thực sự hiệu quả, cần phải hoàn thiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

- Giới thiệu khái quát về NHTMCP Vietcombank - Chi nhánh Kontum.

- Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Vietcombank - Chi nhánh Kontum trong thời gian qua. Qua đó rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh.

Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong chƣơng 2 là tiền đề quan trọng nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện cho vay khách hàng hộ kinh doanh của VCB – Kontum trong chƣơng 3

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH KONTUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 70 - 75)