Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 90 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ và các ban nghành đứng đầu có trách nhiệm định hƣớng, hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển an toàn và hiệu quả bằng các hành động cụ thể hơn: giữ vững sự ổn định môi trƣờng vĩ mô của nền kinh tế, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, và thực hiện chính sách kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng cần đƣợc chú trọng và thực hiện hợp lý. Khi Nhà nƣớc tạo ra đƣợc một môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, chất lƣợng đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện, khả năng tiêu dùng đƣợc cải thiện, đẩy mạnh nhu cầu về hàng hóa, dịch

vụ của nền kinh, tạo động lực cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hơn nữa, việc có đƣợc một môi trƣờng ổn định cũng giúp cho các HDK an tâm tiến hành đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất giúp hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc phát triển, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cƣ. Đó là điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động cho vay HKD.

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện năng lực công tác của các cán bộ tại địa phƣơng, nhất là đội ngũ các cán bọ tại những xã, phƣờng. Giúp KH có thể dễ dàng hoàn tất những thủ tục, giấy tờ cần thiết để giao dịch với NH. Tạo điều kiện cho các TCTD trong việc tiếp xúc thông tin, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động và chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính đƣợc nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch KH và cả Ngân hàng. Hiện tại, hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo do thiếu liên kết thông tin và thái độ bất hợp tác của một số cán bộ thừa hành làm nản lòng không ít KH. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin để việc đánh giá, ra quyết định tín dụng của ngân hàng đƣợc chính xác, tránh lựa chọn ngƣợc ảnh hƣởng xấu đến hoạt động ngân hàng.

Các cơ quan tƣ pháp cần xử lý những vấn đề liên quan thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu h i nợ, đ ng thời có các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong việc thi hành các quyết định của toà án liên quan đến hoạt động vay vốn với Ngân hàng.

Cần đƣa ra những biện pháp nhằm tạo sự lành mạnh trong thị trƣờng bất động sản, tránh để tái diễn hiện tƣợng bong bóng bất động sản gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá nhà - đất thế chấp để thẩm định cho

vay khách hàng dẫn đến ngân hàng định giá tài sản không đúng so với giá trị thực của chúng, gây ra rủi ro giá trị tài sản trong tƣơng lai, ảnh hƣởng đến khả năng thu h i nợ vay khách hàng.

Chú trọng tăng cƣờng hợp tác với NHNN trong việc ban hành các định hƣớng phù hợp trong việc xử lý nợ xấu t n đọng và trích lập dự phòng rủi ro. Qua đó tạo sự đ ng bộ và có hiệu quả cao cho hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương – chi nhánh kontum (Trang 90 - 92)