Nâng cao số vòng quay tài sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 95)

7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

4.2.3. Nâng cao số vòng quay tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng quay tài sản tác động thuận đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) với mức ý nghĩa 1 và là nhân tố tác động mạnh nhất trong các nhân tố mà tác giả dự đoán ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng. Điều này có nghĩa là số vòng quay tài sản cao sẽ mang lại hiệu quả tài chính cao cho doanh nghiệp. Nhƣ chúng ta đã biết, vòng quay tài sản đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản, cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp đƣa vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Do đó mỗi công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần phải xác định bối cảnh kinh doanh cụ thể để áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản một cách hợp lý.

a. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Kế hoạch tài sản ngắn hạn

Hàng năm, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần cần xây dựng và xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn cho năm tiếp theo bằng cách tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này đƣợc lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng ký kết cho năm tới. Tiếp theo Công ty dự kiến vòng quay tài sản ngắn hạn trong năm tới trên cơ

sở hoạt động của năm trƣớc và triển vọng phát triển của công ty. Giải pháp này giúp công ty có kế hoạch mang tính thực tiễn cao, xác định đƣợc mục tiêu của công ty.

Tăng cường công tác thu hồi công nợ

Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên nếu có một chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút đƣợc khách hàng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy để quản lý các khoản phải thu từ khách hàng, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Xác định chính sách tín dụng thƣơng mại với khách hàng

+ Công ty cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để để có đối sách bán chịu thích hợp và có lợi.

+ Công ty không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng khi đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt vốn lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi bằng tiền.

+ Phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là đối với khách hàng tiềm năng, trên cơ sở đó quyết định hình thức hợp đồng.

+ Thƣờng xuyên kiểm soát nợ phải thu, có kế hoạch kiểm tra nhƣ 3 - 6 tháng một lần.

Tăng cường quản lý công tác quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho

+ Nguyên vật liệu: Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tƣ chi phí cho mỗi kỳ, vật tƣ khi mua về phải đƣợc kiểm tra chất lƣợng theo đúng kỹ thuật sản xuất, hạn chế tình trạng vật tƣ kém chất lƣợng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, bên cạnh đó công ty cần kiểm soát định mức tiêu hao nguyên vật liệu toàn diện và kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, điều chỉnh phù

hợp đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng.

+ Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng rất lớn, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào sự đánh giá nguyên vật liệu khi kiểm kê và giá cả thực tế trên thị trƣờng, bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho thì hoạt động kiểm kê là vô cùng cần thiết, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty.

b. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Đầu tư có hiệu quả tài sản cố định

Vì tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nên các công ty này cần phải xác định nhu cầu, đánh giá trình độ lao động, tình hình sản xuất, tình hình tài chính, tình hình thị trƣờng, … trƣớc khi quyết định mua sắm thiết bị mới hay mở rộng quy mô nhà xƣởng. Bên cạnh đó, tiến hành tham khảo các chuyên gia trong ngành, áp dụng hình thức mời thầu khi quyết định mua sắm thiết bị, đầu tƣ xây dựng cơ sở để có sự lựa chọn phù hợp. Đồng thời nâng cao trình độ lao động nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các tài sản cố định của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính.

Thanh lý, xử lý các tài sản cố định không dùng đến

Hiện nay do những nguyên nhân có thể là do chủ quan chẳng hạn nhƣ bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hƣ hỏng hoặc khách quan tạo ra nhƣ thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều tài sản cố định không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng gây lãng phí trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng tài sản cố định để nhanh chóng thanh lý những tài sản cố định đã bị hƣ hỏng,

đồng thời có kế hoạch điều phối tài sản cố định không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)