Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 73)

7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến

Variables Mean Minimum Maximum Std. Dev. Obs

ROE 0.18398 -0.54505 0.6061 0.14747 192 SIZE 1.41256E+12 1.53038E+10 2.57701E+13 3.07542E+12 192 GROWTH 0.08597 -0.62425 1.49781 0.23442 192 TANG 0.28683 0.00564 0.82059 0.18504 192 D/E 1.67574 0.66056 29.66716 3.46173 192 TURN 1.68918 0.40855 4.83973 0.94709 192 SAE 0.12774 0.00981 0.45713 0.08913 192 (Nguồn: Tổng hợp từ SPSS)

Lƣu ý: ROE là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu; SIZE là quy mô doanh nghiệp; GROWTH là tốc độ tăng trƣởng; TANG là tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản; D/E là tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; TURN là vòng quay tổng tài sản; SAE là tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên tổng chi phí hoạt động.

Bảng 4.1 cung cấp thống kê mô tả tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và các biến độc lập đã đƣợc tính toán của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) trong 3 năm 2012-2014.

Nhƣ ta đã biết, tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Theo Warren Buffett, ROE > 20 đƣợc coi là hợp lý. Tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2014, ROE có xu hƣớng giảm

trên toàn thị trƣờng do sự bất ổn về tình hình kinh tế. Theo bảng 4.1, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là 18.40% với độ lệch chuẩn 14.75% là khá lớn. Điều này có nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thu đƣợc 18.4 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Trong mẫu nghiên cứu chỉ có Công ty cổ phần kỹ thuật và ô tô Trƣờng Long (mã chứng khoán: HTL) và Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (mã chứng khoán: NGC) có lợi nhuận/ vốn chủ sỡ hữu khá cao vào năm 2014,ở mức trên 40 . Trong đó Công ty cổ phần kỹ thuật và ô tô Trƣờng Long đạt ROE cao nhất, 60.61%.

Quy mô doanh nghiệp: Quy mô trung bình của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là 1.4125E+12 đồng, có thể hiểu là, tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu là 1,412.5 tỷ đồng. Trong đó công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) có tổng tài sản cao nhất là 25,770 tỷ đồng (năm 2014) và công ty Cổ phần sách và thiết bị Bình Định là 15.303 tỷ đồng (năm 2014).

Tốc độ tăng trƣởng: Tốc độ tăng trƣởng trung bình của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là 0.086, nghĩa là phần trăm thay đổi trong tổng doanh thu của ngành sản xuất hàng tiêu dùng là 8.6 , độ lệch chuẩn là 23.44%, ta kỳ vọng là các công ty đa số đều tăng trƣởng dƣơng. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều công ty có mức tăng trƣởng âm, cụ thể là công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) năm 2012 có mức tăng trƣởng âm là -0.624 hay tổng doanh thu giảm 62.4%.

Cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản cố định trung bình của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là là 28.68%. Nhƣ vậy có nghĩa là giá trị tài sản cố định chiếm tỷ lệ khá thấp so với tổng tài sản của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực của tài sản cố định, vì vậy các doanh nghiệp này cần phải chú trọng đến việc đầu tƣ trang bị máy móc, công nghệ

sản xuất hiện đại để nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. Trong bảng thống kê mô tả các biến, có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng TSCĐ/ Tổng TS của các công ty trong ngành, với giá trị lớn nhất của tỷ lệ này là 0.8206 và giá trị nhỏ nhất là 0.0056. Điều này cho thấy sự đầu tƣ về tài sản cố định là không đồng đều giữa các công ty trong ngành, có thể là do đặc thù sản xuất các sản phẩm khác nhau giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng.

Cơ cấu vốn: Tỷ suất nợ/ vốn chủ sở hữu trung bình của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là 1.676. Hệ số này lớn hơn 1 và khá cao, có nghĩa là tài sản của các công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, do đó khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt khi lãi suất ngân hàng tăng cao hoặc nguy cơ phá sản của công ty càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ƣu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản trung bình của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là 1.69. Nhƣ vậy, cứ 1 đồng tài sản các công ty trong ngành đầu tƣ sẽ tạo ra 1.69 đồng doanh thu thuần. Trong ngành thì Công ty cổ phần Lƣơng thực Thực phẩm Safoco (SAF) có số vòng quay tổng tài sản là 4.84 (năm 2013), cao nhất ngành, và chỉ tiêu này của công ty SAF cũng tƣơng đối ổn định từ năm 2012 – 2014.

Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trung bình của mẫu nghiên cứu là 12.77%. Trong mẫu nghiên cứu, công ty sản xuất hàng tiêu dùng có tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cao nhất là 45.71% và thấp nhất là 0.98% với độ lệch chuẩn là 8.9 . Qua đó ta thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của các công ty trong ngành là khá lớn do đặc thù sản xuất kinh doanh của từng công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)