Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 37)

7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

a. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô về tài sản, quy mô mạng lƣới tiêu thụ… Mô hình lý thuyết lợi ích kinh tế theo quy mô còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô đƣợc thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lƣợng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô có đƣợc bởi các lý do sau:

+ Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cố định phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sản xuất hay không nhƣng sẽ không thay đổi theo mức sản lƣợng, nó bắt đầu từ những mức sản lƣợng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lƣợng. Vì vậy khi sản lƣợng sản phẩm sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô. Vì các chi phí cố định có thể chia cho một số lƣợng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và nhƣ vậy nó đã làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

+ Hiệu quả của tính chuyên môn hóa: Khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng tăng thì doanh nghiệp sẽ phải thuê thêm lao động. Mỗi ngƣời lao động có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó một cách hiệu quả hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí bình quân của doanh nghiệp. Đồng thời do chuyên môn hóa nên sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc đào tạo ngƣời lao động.

+ Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ nhƣ dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn) cũng nhƣ các cơ hội hợp tác kinh doanh.

Theo kết quả nghiên cứu của Weixu (2005) [31], Onaolapo và Kajola (2010) [26], Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) [33] thì quy mô của doanh nghiệp có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tức là quy mô càng lớn thì hiệu quả hiệu quả tài chính càng tăng. Tuy nhiên, theo kết quả của các nghiên cứu khác nhƣ Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hƣơng (2014) [4] thì quy mô không có ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

b. Tốc độ tăng trưởng

Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tƣ mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ với các nhà cung cấp và các nhà đầu tƣ. Jay Mattie, một chuyên gia hàng đầu về cung cấp dịch vụ cho các công ty tƣ nhân làm việc cho văn phòng Pricewater Coopers Boston, nhận định rằng: “Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ không bao giờ theo kịp tốc độ nhu cầu thị trƣờng, một đối thủ khác sẽ tiến lên và đáp ứng bộ phận nhu cầu đó”. Chính vì vậy, tăng trƣờng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.

Về mặt lý thuyết, tăng trƣởng có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển nhanh có thể là ngƣời tiên phong trong thị trƣờng, có thể định hình các chuẩn ngành trong thị trƣờng và dựng các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên tăng trƣởng nhanh

không phải không mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, nhất là khi tài chình, năng suất và năng lực quản lý không kịp gia tăng tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp. Một nghiên cứu gần đây về hơn 1.000 doanh nghiệp trên toàn cầu của tạp chí Mc Kinsey chỉ ra rằng: chỉ có 10% các doanh nghiệp có đƣợc lợi thế lâu dài từ tốc độ tăng trƣởng nhanh. Trƣờng hợp ngƣợc lại, phát triển nhanh không mang lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trƣởng phù hợp dựa trên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp lý từ đó làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.

Theo kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) [26], tốc độ tăng trƣởng tác động dƣơng đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) [33], Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hƣơng (2014) [4] cho kết quả tốc độ tăng trƣởng không có tác động đến ROE.

c. Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản đƣợc đo lƣờng bằng tài sản cố định trên tổng tài sản. Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nhƣng giá trị đã bị giảm dần và đƣợc chuyển vào giá trị sản phẩm dƣới hình thức khấu hao. Do đó việc đầu tƣ và sử dụng tài sản cố định có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản cố định tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực của tài sản cố định, vì vậy các

doanh nghiệp này thƣờng chú trọng đến việc đầu tƣ trang bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng đƣợc thị trƣờng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Mặt khác, các chi phí liên quan việc sử dụng tài sản cố định nhƣ chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao, … cũng có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Việc đầu tƣ vào tài sản cố định (đặc biệt là thiết bị máy móc, nhà cửa,..) còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tình hình tài chính, trình độ của lực lƣợng lao động, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, sự biến động của thị trƣờng… Nếu doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc hiệu quả kinh doanh thì sẽ gây nên lãng phí vốn có thể khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số quan điểm và kết quả nghiên cứu trong nƣớc chỉ ra rằng các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định cao thì cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh mang lại cũng cao hơn so với các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định thấp. Thêm vào đó, lợi ích từ lá chắn thuế từ khấu hao tài sản cố định là điều kiện làm tăng hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) [33], cơ cấu tài sản có mối quan hệ thuận chiều với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Onaolapo và Kajola (2010) [26], Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phƣơng Thảo (2014) [10], cho rằng: một tỷ lệ tài sản cố định cao, dự báo cho việc sử dụng vốn lƣu động sẽ không hiệu quả, bởi nó làm giảm nguồn vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho, cũng nhƣ dự trữ tiền mặt thấp. Điều này có thể khiến công ty không đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự gia tăng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ khi thị trƣờng đòi hỏi, ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty do đó tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

d. Cơ cấu vốn

Lý thuyết Modigliani và Miller (1958) [24] giả định rằng khi các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có bất cân xứng thông tin thì cơ cấu vốn không có ảnh hƣởng gì đến giá trị doanh nghiệp hay nói cách khác doanh nghiệp không thể làm tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cấu trúc nguồn vốn. Rõ ràng lý thuyết này không thể áp dụng vào thực tế vì môi trƣờng hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lý thuyết Modicliani và Miller (1963) [25] trong trƣờng hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Ƣu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm đƣợc thuế vì chi phí nợ là chi phí hợp lý đƣợc khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế. Trong khi đó chi phí vốn chủ sở hữu không có đƣợc ƣu điểm này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế. Chính vì vậy mà giá trị doanh nghiệp đƣợc tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.

Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu, khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp có lợi về thuế. Chi phí nợ kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Do đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đến WACC và giá trị của doanh nghiệp hay nói cách khác khi có một tỷ lệ nợ tối ƣu, ở đó WACC của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp là lớn nhất.

Tuy nhiên khi gia tăng các khoản nợ có thể dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng cao từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tăng lên là kết quả của việc vay vốn để sản xuất, nhƣng lợi nhuận lại giảm do sự gia tăng của chi phí, thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Đồng thời khi sử dụng các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng thanh toán giảm tới một mức độ báo

động. Tại các nƣớc trên thế giới theo cơ chế thị trƣờng căn cứ vào luật phá sản, doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện nay luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tƣơng tự nhƣ vậy. Mặt khác, khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và không đảm bảo khả năng thanh toán sẽ mất đi uy tín đối với khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn bốn và các cơ hội kinh doanh, từ đó cũng góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thực nghiệm của Weixu (2005) [31] nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, đã đƣa ra kết luận rằng tỷ suất nợ (D/E) có ảnh hƣởng tích cực đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức tỷ suất nợ thấp và tác động âm ở mức tỷ suất nợ cao. Nhƣng kết quả nghiên cứu của Nhóm tác giả Dimitris Margaritis & Maria Psillaki lại cho thấy tỷ suất nợ tác động dƣơng đến hiệu quả tài chính khi tỷ suất nợ ở mức trung bình. Nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) [26], Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) [33] cho kết quả là tỷ suất nợ tác động âm tới tỷ suất ROE. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phƣơng Thảo (2014) [10] cho kết quả tỷ suất nợ có ảnh hƣởng đến tích cực đến ROE của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy việc lựa chọn và sử dụng nguồn vốn nhƣ thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực. Nhƣ vậy luôn tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

e. Vòng quay tài sản

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải thực hiện tốt công tác quản lý tài sản. Vòng quay tài sản đo lƣờng hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung, không phân biệt tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp đƣa vào sản xuất kinh

doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh và trình độ quản lý cũng nhƣ sử dụng tài sản của DN. Theo nghiên cứu của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu Marcu (2008) về hiệu quả tài chính của 73 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của Romania [22], nghiên cứu của Onaolapo and Kajola (2010) về hiệu quả tài chính của 30 công ty phi tài chính Nigeria [26], hay nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Trần Văn Tâm (2013) về hiệu quả tài chính của các công ty lƣơng thực Đồng bằng Sông Cửu Long [8] đều cho thấy vòng quay tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là nếu vòng quay tổng tài sản cao, cho thấy cùng một tài sản mà thu đƣợc mức lợi ích càng nhiều, doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có thể tiến hành đầu tƣ mới nếu muốn mở rộng hoạt động. Nếu vòng quay tổng tài sản thấp, tức là vốn của doanh nghiệp sử dụng chƣa hiệu quả, doanh nghiệp có những tài sản đang ứ đọng hoặc công suất hoạt động thấp.

f. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Xã hội tồn tại đƣợc là nhờ vào quá trình tái sản xuất, quá trình này không ngừng đổi mới do tính tất yếu và do nhu cầu xã hội ngày càng tăng. Sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất muốn chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời thì phải qua quá trình lƣu thông hàng hoá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất tất yếu phải phát sinh các loại chi phí, chúng rất đa dạng và phức tạp, ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng là chi phí biểu biện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá liên quan trực tiếp đến khâu bảo quản tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định. Chi phí bán hàng đƣợc bù đắp bởi doanh thu trong kỳ và là một bộ phận chi phí quan trọng trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh

nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. Xét về mặt bản chất, đó là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành một cách bình thƣờng. Các doanh nghiệp muốn tăng trƣởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phƣơng thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tƣ các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trƣởng triển vọng nhất. Trong hoạt động kinh doanh có thể nói rằng: “Cắt giảm chi phí là con đƣờng cơ bản để tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp”. Tuy nhiên cắt giảm chi phí không phải

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)