Tăng cƣờng, mở rộng quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 88)

7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

4.2.1. Tăng cƣờng, mở rộng quy mô doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, quy mô của doanh nghiệp tác động thuận đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức ý nghĩa 1 , nghĩa là các công ty có quy mô càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả, hiệu quả tài chính càng cao. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam có quy mô càng lớn thì sẽ tận dụng đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Điều đó có nghĩa là khi một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn sẽ có ƣu thế sức mạnh tài chính cũng nhƣ uy tín, thƣơng hiệu và thị trƣờng, các công ty này có điều kiện để sản xuất nhiều sản phẩm để đáp ứng nhƣ cầu của thị trƣờng. Lợi thế kinh tế theo quy mô thể hiện sản xuất với quy mô lớn có ƣu thế hơn so với quy mô nhỏ, giúp cho doanh nghiệp có thể hạ đƣợc chi phí bình quân trên sản phẩm, từ đó có khả năng cạnh tranh về giá bởi các lý do sau:

- Thứ nhất, trong quá trình sản xuất luôn luôn cần một số lƣợng tối thiểu các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào việc có sản xuất hay không, các chi phí đó gọi là chi phí cố định và chi phí đó không thay đổi theo mức sản lƣợng, nghĩa là các chi phí này không thể chia nhỏ đƣợc nữa, chi phí này bắt đầu từ những mức sản lƣợng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lƣợng. Vì vậy khi sản lƣợng sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lƣợng nhiều hơn các đơn vị sản lƣợng và nhƣ vậy làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Những công ty có quy mô lớn sẽ khai thác đƣợc lợi thế này.

- Thứ hai, quy mô lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác đƣợc lợi thế của việc chuyên môn hóa. Lao động, máy móc phải với số lƣợng đủ lớn mới cho phép ngƣời ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt. Chúng có thể đƣợc phân bổ và đƣợc sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên. Khi quy mô

doanh nghiệp còn quá nhỏ, điều đó không xảy ra vì số lƣợng đầu vào đƣợc sử dụng quá thấp.

- Thứ ba, trong nhiều trƣờng hợp, việc chế tạo một chiếc máy có công suất gấp đôi lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ bằng một nửa chiếc máy trên. Điều đó có nghĩa là chi phí để mua một chiếc máy lớn thƣờng nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có tổng công suất là tƣơng đƣơng. Quy mô phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp khai thác đƣợc lợi thế của chiếc máy lớn.

Nhƣ vậy, quy mô càng lớn sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thể áp dụng các biện pháp sau để tăng cƣờng, mở rộng quy mô, tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng mà bản thân doanh nghiệp cần phải cân nhắc để đƣa ra quyết định đúng đắn:

a. Huy động vốn từ nội bộ

Trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay, với lãi suất lên cao, đầu ra sản phẩm khó khăn, thì các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có thể huy động vốn bởi “chính sách linh hoạt” đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp nghĩ đến chính là đội ngũ nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp.

Có 3 hình thức cơ bản để huy động vốn nội bộ công ty đó là: + Vay: vay nội bộ, vay thế chấp, vay tín chấp, ...

+ Bán tài sản, thanh lý tài sản.

+ Phát hành thêm cố phiếu, trái phiếu với vai trò là cổ đông chiến lƣợc. Hình thức vay nội bội đƣợc ƣu tiên hàng đầu bởi ƣu thế không phải làm hồ sơ thế chấp tài sản, mức lãi suất thỏa thuận. Đặc biệt ngƣời lao động vừa là ngƣời làm thuê vừa là ông chủ của khoản nợ đó đối với doanh nghiệp. Một ƣu điểm nữa đối với hình thức huy động này là tạo tinh thần đoàn kết nội bộ

trong doanh nghiệp. Với phƣơng pháp này, doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu vốn nhỏ lẻ, vốn lƣu động của mình trong kỳ sản xuất kinh doanh.

b. Huy động vốn từ bên ngoài

Phát hành cổ phiếu

Phƣơng thức này cho phép huy động vốn có hiệu quả các nguổn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tƣ kinh doanh. Đặc trƣng của hình thức này là tăng vốn những không tăng nợ của doanh nghiệp bởi những ngƣời sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành thành viên công ty. Kết quả của việc bán cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ (và vì vậy tăng vốn chủ sỏ hữu) của công ty. Tuy nhiên việc phát hành cổ phiếu cũng có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu công ty cho ngƣời mua cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông trong công ty và vì vậy có thể thay đổi cơ cấu quản lí và kiểm soát công ty.

Phát hành trái phiếu

Công ty cổ phần phát hành lƣợng vốn cần thiết dƣới hình thức trái phiếu thƣờng có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Đặc trƣng cơ bản của hình thức này là tăng vốn gắn liền với tăng nợ cho công ty. Với hình thức này, công ty cổ phần có thể huy động đƣợc một lƣợng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn và không bị ngƣời cho vay kiểm soát chặt chẽ so với các hình thức vay vốn khác nhƣ ngân hàng, doanh nghiệp. Với hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu, yêu cầu công ty phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh đƣợc áp lực nợ khi đến hạn và vẫn có lợi nhuận khi kinh tế suy thoái và lạm phát cao xảy ra. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu cao vì công ty cần phải có sự trợ giúp của ngân hàng thƣơng mại.

Vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư

Trong quá trình đầu tƣ, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng các nguồn vốn vay trung và dài hạn để bổ sung vốn đầu tƣ.

Tài trợ bằng nguồn vốn này có các đặc điểm sau:

+ Doanh nghiệp nhận đƣợc các khoản tài trợ này từ những thành phần không phải là chủ sở hữu của nó sau khi đó chuyển cho doanh nghiệp.

+ Phải trả lãi cho các khoản tiền đã vay.

+ Mức lãi suất đƣợc trả cho các khoản nợ vay thƣờng theo một mức ổn định đƣợc thỏa thuận khi vay.

+ Doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ vốn vay cho các chủ nợ tại một thời điểm nào đó trong tƣơng lai.

+ Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản nhƣ hàng hóa các loại, tài sản cố định, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu hay các biện pháp bảo lãnh cho vay.

Trong trƣờng hợp tài trợ bằng vay nợ, rủi ro tài chính sẽ phát sinh do doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu một khoản lãi phải trả cố định. Do đó, để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng khi quyết định vay vốn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)