TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TẠ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 52)

7. Các nghiên cứu trƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TẠ

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

Ngành hàng tiêu dùng là ngành sản xuất ra những sản phẩm mà những sản phẩm này đƣợc mua cho mục đích tiêu thụ bởi ngƣời tiêu dùng thông thƣờng. Những sản phẩm này cũng còn đƣợc gọi là hàng hóa cuối cùng, hàng tiêu dùng là kết quả từ quá trình sản xuất, gia công và là thứ mà ngƣời tiêu dùng sẽ thấy trên kệ hàng. Áo quần, thực phẩm, xe máy và hàng nữ trang là những ví dụ cụ thể về hàng tiêu dùng.

Ngành hàng tiêu dùng chiếm một tỷ lệ vốn hóa khá lớn so với các ngành hàng khác trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Theo thu thập số liệu, tác giả đƣa ra biểu đồ hình tròn nhƣ sau:

Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy ngành hàng tiêu dùng là một ngành chiếm tỷ lệ vốn hóa khá cao trên thị trƣờng chứng khoán (28.5 ), đứng đầu tiên so với các ngành còn lại.

Theo những thông tin số liệu mà tác giả tìm hiểu đƣợc trên website fpts.com.vn, ngành hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bao gồm 128 công ty và phân thành các nhóm nhỏ nhƣ sau:

Ô tô và phụ tùng : 21 công ty

Thực phẩm, đồ uống: 67 công ty

Đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng: 40 công ty

Hiện nay, Việt Nam có dân số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, với gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (15-60 tuổi). Đặc điểm nhân khẩu học của Việt Nam tạo ra một cơ hội lý tƣởng để gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và đƣợc kỳ vọng sẽ tiếp tục kéo dài trong 30 năm tới. Do đó, ngành hàng tiêu dùng trong hiện tại và tƣơng lai có khả năng tăng trƣởng rất lớn.

AC Nielsen xếp hạng Việt Nam là nƣớc có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất châu Á trong lĩnh vực hàng tiêu dùng năm 2012 với tốc độ 23%, so với Ấn Độ 18% và Trung Quốc 13%. Nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc đƣợc kỳ vọng sẽ tiếp tục đƣợc thúc đẩy nhờ tác động kết hợp của các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi, sự độ thị hóa mở rộng, mức gia tăng thu nhập khả dụng và tỷ lệ tiêu dùng.

Trong khi các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam phải cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế lại cũng đặt ra những thách thức lớn. Các doanh nghiệp phải tự tìm đến nhiều hoạt động, trong đó có việc nghiên cứu để sản xuất ra các sản phẩm một cách chuyên nghiệp và đồng bộ từ khâu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, nhu cầu của thị trƣờng, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu

dùng với các tổ chức đào tạo và nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao theo nhu cầu thị trƣờng. Bên cạnh đó, theo các thông tin đƣợc thu thập, ngành hàng tiêu dùng đang đối mặt với sự gia nhập cạnh tranh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thông tin này yêu cầu các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam cần phải nâng cao sản xuất, sản phẩm đa dạng, chất lƣợng cải tiến, giá thành tƣơng xứng thì mới có thể cạnh tranh tốt với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Theo tìm hiểu về các chỉ tiêu tăng trƣởng doanh thu, tài sản, của các ngành niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, tác giả tóm tắt qua những biểu đồ để có cái nhìn tổng thể nhƣ sau:

Hình 2.2: Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu các nhóm ngành năm 2014 so với 2012

Theo biểu đồ cột ở trên, ta thấy ngành hàng tiêu dùng có một tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu vƣợt bậc so với các ngành khác. Trong khi các ngành nhƣ viễn thông, dầu khí có tỉ lệ tăng trƣởng doanh thu âm thì ngành sản xuất hàng tiêu dùng lại có tỉ lệ tăng trƣởng doanh thu khá cao và vƣợt trội so với những ngành còn lại. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành sản xuất hàng tiêu dùng. -37 9 176 27 558 10 15 -8 45 27 -100 0 100 200 300 400 500 600 Viễn thông Tiện ích cộng đồng Tài chính Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng Dược phẩm và y tế Dịch vụ tiêu dùng Dầu khí Công nghiệp Công nghệ thông tin

Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu (%)

Xem xét về tỉ lệ tăng trƣởng tài sản của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng với các nhóm ngành khác ta có biểu đồ sau:

Hình 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng tài sản các nhóm ngành niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2014 so với 2012

Từ biểu đồ, ta nhận thấy rằng không những có tốc độ tăng trƣởng doanh thu khá cao mà ngành sản xuất hàng tiêu dùng còn có tốc độ gia tăng tài sản cũng rất lớn. Vì là ngành hàng sản xuất, đồng thời tốc độ tiêu thụ hàng hóa lớn nên ngành sản xuất hàng tiêu dùng phải có sự đầu tƣ mạnh về tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản ngắn hạn. So với các ngành còn lại, ngành sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ gia tăng tài sản cao hơn rất nhiều.

Tóm lại, ngành hàng tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây và dự đoán tƣơng lai gần có những đặc điểm nhƣ sau:

Phát triển nhanh chóng => Quy mô của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng cũng tăng trƣởng vƣợt bậc.

Tốc độ tăng trƣởng về tài sản, về doanh thu cao, lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Đây là hai đặc

7.46 1.87 10.13 19.98 49.32 5.79 11.02 0.57 12.63 9.52 0 10 20 30 40 50 60

Viễn thông Tiện ích cộng đồng Tài chính Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng Dược phẩm và y tế Dịch vụ tiêu dùng Dầu khí Công nghiệp Công nghệ thông tin

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản các nhóm ngành (%)

điểm có thể ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành các nhân tố có tác động đến hiệu quả tài chính của nhóm ngành này.

Đang dần dần xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh => đòi hỏi các doanh nghiệp trong thị trƣờng phải đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lƣợng và đa dạng mặt hàng.

Những thông tin phía trên là tình hình chung về tổng thể các DN ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Do giới hạn về số liệu, trong nghiên cứu, tác giả đã thực hiện chọn mẫu để có thể nhìn nhận một cách khách quan và khoa học. Mẫu đƣợc chọn mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, ngƣời ta sẽ rút ra đƣợc các đặc trƣng tổng thể trên cơ sở các đặc trƣng của mẫu. Tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, mẫu nghiên cứu đƣợc chọn là 64 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014, đảm bảo tính chất đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Việc chọn mẫu cụ thể sẽ đƣợc tác giả giải thích chi tiết ở mục 3.4. Các doanh nghiệp đƣợc chọn ở đây đều là các doanh nghiệp đồng nhất ngành sản xuất kinh doanh: chỉ chuyên về sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp đều đang hoạt động tốt và không có dấu hiệu phá sản. Việc sử dụng các số liệu của các doanh nghiệp đƣợc chọn làm mẫu để có thể giúp tác giả đƣa ra những con số biết nói, mô tả tổng quan hơn về các số liệu thuộc hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Từ đó, tác giả có thể rút ra những đặc điểm cơ bản về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp thuộc ngành này và đề xuất đƣợc mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của ngành.

2.2. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU TỪ NĂM 2012 – 2014

Để nghiên cứu sâu hơn về các số liệu liên quan đến hiệu quả tài chính, tác giả đã xử lý số liệu thu thập đƣợc của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng

trong mẫu nghiên cứu và đƣa ra một số bảng thông tin về tốc độ tăng giảm giá trị vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.1: Bảng giá trị và tốc độ tăng giảm vốn chủ sở hữu từ năm 2011- 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

1 Giá trị VSCH 37,417,000 42,356,700 47,847,500 54,616,000 2 Tốc độ tăng/giảm 13.2% 12.96% 14.15%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng vốn chủ sở hữu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu liên tục tăng qua các năm với tốc độ khá lớn. Quy mô vốn gia tăng góp phần cải thiện năng lực tài chính đối với DN khi môi trƣờng kinh doanh ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức cũng nhƣ sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, tạo nên áp lực cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt hơn nữa. Tuy nhiên tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giảm từ năm 2012 tới năm 2013 bởi thời điểm này, lƣợng vốn đƣợc huy động thông qua thị tƣờng chứng khoán giảm do sự suy giảm của thị trƣờng chứng khoán, ảnh hƣởng từ các cuộc suy thoái kinh tế. Nhƣng đến năm 2014, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu từ 12,96% lên 14,15% nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán đã đem lại những kết quả khả quan hơn. Với nền tảng này, bƣớc vào năm 2014, kỳ vọng thị trƣờng có những bƣớc chuyển động tích cực hơn, tiếp tục khẳng định vai trò của một kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Bảng tiếp theo sẽ đƣa ra những thông số về tốc độ tăng giảm của lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Bảng 2.2: Lợi nhuận trước thuế và tốc độ tăng giảm qua các năm 2011-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

1 Giá trị lợi nhuận trƣớc thuế 11,865,800 12,969,800 13,852,500

2 Tốc độ tăng giảm 9.3% 6.8%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ bảng trên, ta thấy rằng tổng giá trị lợi nhuận trƣớc thuế của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu tăng từ năm 2012 qua năm 2013 là 9.3 . Qua năm 2014, giá trị lợi nhuận trƣớc thuế tăng 6.8% so với năm 2013. Cho thấy rằng, trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008), các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu đã dần dần lấy lại thăng bằng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Trong giai đoạn 2012- 2014 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói riêng. Hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kiềm hãm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng nhanh từ đầu năm 2012 và kéo dài sang năm 2014. Vì thế, trong suốt 2 năm 2013 và 2014 nền kinh tế vẫn đối diện với 4 thách thức:

(i) Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trƣờng đã thu hẹp dƣ địa của các chính sách tài khóa và tiền tệ.

(ii) Tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải thiện nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ đƣợc vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.

(iii) Do lạm phát kỳ vọng cả năm 6,5-7%, nên việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi bị hạn chế và lãi suất cho vay dù đã kéo giảm nhiều lần nhƣng vẫn còn khá cao, đặc biệt lãi suất vay trung - dài hạn, nên không kích thích đƣợc DN đang có thị trƣờng mở rộng đầu tƣ và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.

(iiii) Những nỗ lực để làm ấm thị trƣờng bất động sản chƣa mang lại nhiều kết quả, nên thanh khoản của thị trƣờng này ít đƣợc cải thiện [36].

Do đó, hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong thị trƣờng cũng có ảnh hƣởng biến động do tác động của nền kinh tế đem lại. Hiệu quả tài chính đƣợc thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Khoảng thời gian từ năm 2012 – 2014 là giai đoạn có sự thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nƣớc [35]. Do đó, tác giả sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế để tính Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) nhằm loại bỏ ảnh hƣởng của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua các số liệu thu thập từ báo cáo tài chính trong giai đoạn này của 64 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX ta đƣợc kết quả nghiên cứu dƣới đây:

Bảng 2.3: Giá trị ROE trung bình ngành và tốc độ tăng giảm qua các năm 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 ROE trung bình ngành 18.31% 17.43% 19.45% 2 Tốc độ tăng giảm so với năm trƣớc (0.88%) 2.02% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kiềm hãm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Chỉ tiêu ROE trung

bình ngành năm 2012 chỉ đạt 18.31%, tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 18.31 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Năm 2013, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trƣờng làm cho hình hình khó khăn hơn, dòng tín dụng bị tắt nghẽn làm cho nền kinh tế không hấp thụ đƣợc vốn, khả năng tiếp cận vốn của các công ty khó khăn, nhất là các công ty vừa và nhỏ, bên cạnh đó là sự bất ổn của thị trƣởng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán. Do đó các công ty sản xuất hàng tiêu dùng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu ROE trung bình ngành giảm đi 0.88% so với năm 2012, tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 17.43 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Trong năm 2014, những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô đƣợc cải thiện hơn, nguy cơ lạm phát cao đã đƣợc ngăn chặn, tăng trƣởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trƣờng tài chính có những chuyển biến tích cực, khó khăn của các công ty đƣợc giảm bớt. Do đó chỉ tiêu ROE trung bình ngành tăng lên khá tốt so với năm 2013, đạt 19.45 , 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 19.45 đồng lợi nhuận trƣớc thuế.

Bên cạnh đó, để thể hiện rõ hơn về tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của các nhóm nhỏ trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ta có bảng tính toán và biểu đồ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.4: Giá trị ROE của các nhóm nhỏ ngành sản xuất hàng tiêu dùng qua các năm 2012 – 2014 STT Nhóm ngành 2012 2013 2014 1 Ô tô và phụ tùng 14.27% 14.5% 25% 2 Thực phẩm, đồ uống 19.25% 17.7% 17.6% 3 Đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng 18.74% 18.44% 19.81% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Hình 2.4: Tỷ suất ROE của các nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng qua các năm 2012 – 2014

Qua bảng tính và biểu đồ trên, ta thấy:

- Tỷ suất ROE của nhóm ngành sản xuất ô tô và phụ tùng tăng liên tục trong giai đoạn 2012-2014, đồng thời năm 2014 tỷ suất ROE đạt giá trị cao nhất trong các nhóm ngành, đạt 25%. Tuy vậy năm 2012, tỷ suất ROE của nhóm ngành ngày thấp nhất so với các nhóm ngành khác trong ngành sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)