NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 42)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ

2.1.1. Đặ đ ểm về đ ều kiện tự nhiên:

a. Vị trí địa lý

Sơn Trà nằm về phía Đông của thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lƣu phía hữu ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 160

04’51’’ đến 160

09’13’’ vĩ độ Bắc, 1080

15’34’’ đến 1080

18’42’’ kinh độ Đông. Là quận có ba mặt giáp sông, biển. Phía Bắc và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Đà Nẵng và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.

Về tổ chức hành chính quận Sơn Trà có 7 phƣờng, gồm: An Hải Đông, An Hải Tây, Phƣớc Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang.

Quận Sơn Trà có vị trí thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là du lịch, dịch vụ. Có quốc lộ 14B là trục giao thông quan trọng nối cảng biển Tiên Sa đến Tây Nguyên, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Thái Lan, đông bắc Camphuchia, Myanma qua tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Có bờ biển đẹp để phát triển Du lịch – Dịch vụ. Có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh của thành phố, khu vực và quốc gia.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển trải dài theo phía hữu ngạn hạ lƣu sông Hàn. Có thể chia làm 2 dạng địa hình chính:

- Loại địa hình núi cao: Tập trung ở phƣờng Thọ Quang (Bán đảo Sơn Trà), có độ cao 696m, nằm ở phía Bắc quận Sơn Trà, chủ yếu là rừng đặc dụng của quận và của thành phố Đà Nẵng.

- Loại địa hình đồng bằng, thấp: Tập trung ở các phƣờng còn lại, có độ cao trung bình từ 1,5m đến 2m so với mực nƣớc biển. Đây là khu vực phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quận, riêng đối với khu vực là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, có độ cao trung bình 0,5m đến 1m, có khả năng ngập lụt nhƣng với diện tích không đáng kể.

c. Khí hậu

Theo số liệu của đài khí tƣợng Đà Nẵng, khi hậu của quận Sơn Trà có đặc điểm của vùng Duyên hải miền Trung cũng nhƣ đặc trƣng chung của thành phố Đà Nẵng, hàng năm bão thƣờng xuất hiện vào các tháng 9 đến tháng 12, với tần suất từ 8 đến 12 cơn bão.

d. Thủy văn, thủy triều

Sông Hàn chảy dọc theo chiều dài của quận theo hƣớng Nam Bắc, có cửa sông tiếp giáp với biển nên chịu tác động của thủy triều, mực nƣớc cao nhất là +3,45m (năm 1964), mực nƣớc thấp nhất +0,25m.

Quận Sơn Trà có bờ biển dài bao bọc ở phía Đông và phía Bắc, có chế độ bán nhật triều lên xuống 2 lần mỗi ngày, biên độ triều dao động từ 0,69m đến 0,85m, biên độ cao nhất 1,3m. Về mùa khô, mực nƣớc ngầm xuống thấp, các nguồn nƣớc dễ bị nhiễm mặn làm ảnh hƣởng đến đời sống và sinh hoạt của cƣ dân.

d. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2017, tổng diện tích quận Sơn Trà là 6.339,19 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quận là 2.561,71 ha, chiếm 40,41% tổng diện tích đất tự nhiên, hầu hết là đất lâm nghiệp (rừng đặc dụng Sơn Trà, phƣờng Thọ Quang) với diện tích 2.536,70 ha chiếm 99,02% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 40,02% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận 2.276,38 ha chiếm 35,91% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất thƣơng mại, dịch vụ là 295,75 ha, chiếm 4,67% tổng diện tích đất tự nhiên; đất quốc phòng là 207,8 ha, chiếm 3,29% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phát triển cơ sở hạ tầng là 563,36 ha, chiếm 8,89% tổng diện tích đất tự nhiên; đất ở đô thị là 493,81 ha, chiếm 7,79% tổng diện tích đất tự nhiên…

Đất chƣa sử dụng: Đất chƣa sử dụng có diện tích 1.501,10 ha chiếm 23,68% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Tài nguyên nước

Quận Sơn Trà có nguồn nƣớc suối tại bán đảo Sơn Trà phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhƣng trữ lƣợng thấp và bị lệ thuộc vào mùa nên việc khai thác không nhiều và không ổn định.

* Tài nguyên rừng

Bán đảo Sơn Trà là khu rừng đặc dụng, là khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 40,87% tổng diện tích tự nhiên nên có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Hiện nay, rừng của quận Sơn Trà đang đƣợc bảo tồn kết hợp khai thác làm du lịch cho hiệu quả kinh tế cao.

* Tài nguyên biển và du lịch

Tài nguyên biển và ven biển của Sơn Trà gồm các bãi biển đẹp, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng sẽ là những tài nguyên tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Hiện nay, trên bán đảo Sơn Trà đang đƣợc khai thác để phục vụ du lịch biển và du lịch sinh thái, trong tƣơng lai

khu vực này sẽ là một lợi thế của Quận để đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch, góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của quận. Sơn Trà có nhiều địa điểm lý tƣởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dƣỡng nhƣ: Suối Đá, bãi Bụt, bãi Nam, bãi Bắc, dải cát ven biển từ Thọ Quang đến Mỹ Khê, Nghĩa địa Y - Pha - Nho ... Sơn Trà có các làng cá truyền thống lâu đời, đang còn lƣu trữ một nền văn hoá dân gian mang đầy bản sắc dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung. Đó là những lễ hội Nghinh Ông, Cầu Ngƣ với các hoạt động thể thao đầy thú vị, hấp dẫn, mang dáng vẻ riêng biệt của ngƣ dân nhƣ đua ghe, lắc thúng.

Nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phong phú, bao gồm nhiều loài cá nổi, cá đáy có giá trị kinh tế cao nhƣ: chim, thu, ngừ, nục, trích, hồng, phèn, mú, bạc má, bánh đƣờng,... và nhiều loại hải sản quí hiếm nhƣ: tôm, cua, hải sâm,… Điểm đặc biệt của vùng biển Sơn Trà là ngƣ trƣờng không bó hẹp trong phạm vi của quận, của thành phố, mà đƣợc mở rộng ra các tỉnh lân cận, kéo dài đến vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Bộ.

2.1.2. Đ ều ện n tế - xã ộ

a. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, thành phố và sự chủ động, tích cực vào cuộc của địa phƣơng đã góp phần xây dựng quận Sơn Trà trở thành đô thị ngày một khang trang, hiện đại tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

+ Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017:

Trong năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa quận Sơn Trà đạt 102,07% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch quận, tăng 8,66% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trƣởng ổn định, giá trị sản xuất đạt 100% so với kế hoạch quận và thành phố, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu lĩnh vực khai thác thủy sản;

giá trị sản xuất thực hiện đạt 113,65% so với kế hoạch thành phố, đạt 100% so với kế hoạch quận, tăng 4,72% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ tiếp tục tăng trƣởng khá, nhất là lĩnh vực dịch vụ du lịch phát triển sôi động gắn với nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra trên địa bàn nhƣ: Lễ hội pháo hoa Quốc tế, mùa du lịch biển năm 2017, Tuần lễ Cấp cao APEC… đã thu hút trên 2,1 triệu lƣợt du khách trong nƣớc và quốc tế đến địa bàn, tăng 20% so với cùng kỳ. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện 13.234 tỷ đồng, đạt 108,55% so với kế hoạch thành phố và quận, tăng 28,09% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ƣớc thực hiện 248 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc thực hiện 588 tỷ đồng, đạt 140,97% so với kế hoạch thành phố, đạt 138,35% so với kế hoạch quận; tổng chi ngân sáchƣớc thực hiện 549,217 tỷ đồng, đạt 127,42% so với kế hoạch thành phố, đạt 125,38% so với kế hoạch quận.

+ Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế:

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của quận Sơn Trà, giai đoạn 2013 – 2017

Tổng giá trị sản xuất Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tỷ đồng Năm 2013 15.472 891 7.149 7.432 Năm 2014 17.674 1.017 8.265 8.392 Năm 2015 19.540 1.356 8.283 9.901 Năm 2016 25.530 1.463 8.728 15.339 Năm 2017 27.741 1.532 9.557 16.652

Tổng giá trị sản xuất Chia ra Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Cơ cấu (%) Năm 2013 100 5,76 46,20 48,04 Năm 2014 100 5,76 46,76 47,48 Năm 2015 100 6,94 42,39 50,67 Năm 2016 100 5,73 34,19 60,08 Năm 2017 100 5,52 34,45 60,03

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà) + Về cơ sở hạ tầng

Tính đến năm 2017, quận tiến hành tổ chức công bố quy hoạch, giao mốc, quản lý và lƣu trữ hồ sơ quy hoạch của 426 dự án với tổng vốn đầu tƣ hơn 21.518 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2017 là hơn 18.600 tỷ đồng, so với giai đoạn 1998- 2007 tăng 6,4 lần. Trong đó, quận Sơn Trà đã triển khai hơn 150 dự án của trung ƣơng và thành phố, trong đó hơn 17.000 hộ dân phải di dời, giải tỏa nhƣng đều đảm bảo sự đồng thuận và tiến độ kế hoạch của thành phố.

Hàng loạt dự án phát triển kinh tế - du lịch, dân sinh nhƣ nâng cấp mở rộng Cảng Tiên Sa, đƣờng bao quanh và các dự án du lịch sinh thái tại Bán đảo Sơn Trà, Âu thuyền Thọ Quang, Cụm dịch vụ thủy sản Thọ Quang, hàng chục công trình giáo dục, y tế, khu vui chơi, chợ và sự hình thành các khu dân cƣ mới Mân Thái, Phƣớc Mỹ, An Hải Bắc, Thọ Quang, đặc biệt là dự án xóa nhà chồ Nại Hiên Đông... Đến nay trên địa bàn quận có 172 khách sạn, khu nghỉ dƣỡng đẳng cấp quốc tế nhƣ Intercontinental, Sơn Trà Resort and Spa, khu du lịch Biển Đông..., hàng trăm cơ sở dịch vụ ăn uống phát triển nhanh dọc theo các tuyến đƣờng ven biển nhƣ Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,

Hồ Nghinh...Điều này đã tạo cho Sơn Trà một hình ảnh đô thị mới năng động, hiện đại phía đông thành phố.

b. Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng dân số quận Sơn Trà tại thời điểm 01/01/2017 là 162.964 ngƣời, dân số đến 31/12/2017 là 168.766 ngƣời, dân số trung bình năm 2017 là 165.865 ngƣời. Mật độ dân số 2.604 ngƣời/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,93%. Dân số quận phân bố không đồng đều giữa các phƣờng. Dân số ở Sơn Trà có tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam giới. Nguồn nhân lực đƣợc xem là một lợi thế phát triển quan trọng. Quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Lực lƣợng lao động toàn quận là 65.569 ngƣời, chiếm 45,30% tổng dân số, trong đó lao động có việc làm là 62.507 ngƣời, chiếm 95,33% lực lƣợng lao động. Số lao động không có việc làm là 3.061 ngƣời, chiếm 4,67% lực lƣợng lao động. Điều này cho thấy việc giải quyết tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân ở quận Sơn Trà rất cao, tình trạng thất nghiệp ít, đó cũng đồng nghĩa với việc ổn định, nâng cao đời sống của ngƣời dân, trật tự an ninh đƣợc đảm bảo, giảm áp lực của ngƣời dân. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp, không có công ăn việc làm chiếm 4,67% ít nhiều đây cũng là thách thức đối với việc giải quyết công ăn việc làm. Sơn Trà hiện đang bƣớc vào thời kỳ “dân số vàng”, cơ cấu dân số vàng này có ƣu thế rất lớn về lực lƣợng lao động và có lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố nói chung và quận Sơn Trà nói riêng nhƣng cũng tạo ra thách thức lớn trong việc nâng cao chất lƣợng lao động.

c. Điều kiện về văn hóa, giáo dục, y tế

Đời sống văn hóa của nhân dân đƣợc nâng lên. Quận đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, xây dựng các thiết chế văn hóa, đến nay 7/7 phƣờng có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị theo Chỉ thị 43-CT/TU của Thành ủy đƣợc triển khai mạnh mẽ và có chuyển biến tích cực bƣớc đầu về trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trƣờng; hạn chế tình trạng quảng cáo, rao vặt, lang thang xin ăn, chèo kéo khách.

Chính sách đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo an sinh xã hội gắn với chƣơng trình “5 không”, “3 có” đạt kết quả tốt. Thực hiện có hiệu quả Đề án Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho gia đình chính sách và các chế độ chính sách đối với ngƣời có công cách mạng, phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp hàng chục nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; giải quyết thoát nghèo 5.361 hộ, đạt tỷ lệ bình quân 117% kế hoạch giao hàng năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) đến cuối năm 2015 không còn hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 27.887 lao động.

Giáo dục và đào tạo đƣợc đầu tƣ phát triển về quy mô và chất lƣợng ở các cấp học, bậc học. Duy trì phong trào thi đua “xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Giữ vững kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi, phổ cập bậc trung học; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% học sinh tiểu học đƣợc học 02 buổi/ngày. Toàn quận có 7/8 trƣờng mầm non; 15/25 trƣờng phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc nâng lên. Việc đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực của xã hội để thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học khuyến tài đƣợc quan tâm thực hiện tốt.

Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng lên; phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc đảm bảo. Công tác quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực y tế đƣợc tăng cƣờng; các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia về y tế đƣợc thực hiện tốt; bảo hiểm y tế toàn dân đạt 93% dân số. Mạng lƣới y tế đƣợc củng cố; 100% trạm y tế phƣờng đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2011-2020); số giƣờng bệnh đạt 61,29 giƣờng/10.000 dân.

d. Môi trường kinh doanh

Môi trƣờng kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng nói chung và tại quận Sơn Trà từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Chính quyền thành phố và quận đã triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; quan tâm chỉ đạo những lĩnh vực trọng tâm, các dự án, công trình trọng điểm; tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp; tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, nhiều năm liền Đà Nẵng dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, giá cả, thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với sản xuất và đời sống. Tăng cƣờng quốc phòng – an ninh,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 42)