Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 84 - 85)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tiến triển ngày càng mạnh mẽ. Quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt. Thế giới có nhiều biến đổi khó lƣờng thậm chí không thể dự đoán. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi sự phát triển theo chiều sâu, dựa chủ yếu vào tăng năng suất lao động, đổi mới và sáng tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mà còn phải đi tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao, gắn chặt sự nghiệp kinh doanh của mình với các hoạt động của đội ngũ trí thức. Nền văn minh nhân loại đang có những bƣớc tiến nhảy vọt nhờ vào những thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Kỷ nguyên công nghệ số (Big Data) và công nghệ viễn thông thay đổi diện mạo nền kinh tế, vừa tạo ra những cơ hội lớn nhƣng cũng kèm theo những thách thức lớn.

Đối với Việt Nam, dự báo trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội nhƣng cũng có nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Quá trình toàn cầu hoá, xu hƣớng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ dẫn tới sự đảo chiều

của các dòng thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế của Việt Nam. Đáng chú ý, những tác động tiêu cực và khó lƣờng của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Bên cạnh đó, các diễn biến từ thị trƣờng thế giới là rào cản khá lớn đối với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam: (1) Chính sách của tân Tổng thống Mỹ theo chiều hƣớng không thuận lợi cho thƣơng mại, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng; (2) Sự biến động của các ngoại tệ mạnh theo sát với thời điểm và lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng nhƣ các biến động chính trị nhƣ sự kiện nƣớc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu; (3) Các vấn đề liên quan việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc, bao gồm nợ xấu, bong bóng bất động sản, thƣơng mại suy giảm kéo theo khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá sẽ tạo ra những tác động không nhỏ đối với doanh nghiệp ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)