Vai trò của DNVVN trong phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4.Vai trò của DNVVN trong phát triển kinh tế xã hội

DNVVN của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nƣớc, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho

ngƣời lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển, xóa đói giảm nghèo…Vì vậy, vai trò của DNVVN ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, với những vai trò chủ yếu sau:

a. Về khía cạnh kinh tế

- Huy động và khai thác có hiệu quả rất nhiều nguồn vốn, đặc biệt là vốn tồn tại trong dân cƣ. Nếu có cơ chế phù hợp thì các nguồn lực của nền kinh tế sẽ đƣợc khai thác để tạo ra của cải vật chất và đem lại lợi nhuận cho cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và xã hội. Theo Adam Smiths, sự giàu có của các quốc gia nhờ vào sự phát triển của doanh nghiệp, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp đã làm giàu cho chính bản thân doanh nghiệp, mọi thành viên tham gia và cả cho quốc gia qua đóng góp thuế.

- Cung cấp cho xã hội một khối lƣợng hàng hoá đáng kể. Để có sức cạnh tranh trên thị trƣờng đối với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hóa của DNVVN nói chung thiên về sự đa dạng về chất lƣợng và chủng loại, tạo cho ngƣời tiêu dùng có nhiều cơ hội đƣợc lựa chọn. Ngoài ra, các DNVVN cũng tiến vào nhiều thị trƣờng nhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ.

- Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của DNVVN đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các DNVVN cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thẩm chí cả các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời nhiều DNVVN còn đóng vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trong sản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNVVN cũng nhƣ của công ty hợp tác.

- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là DNVVN đƣợc thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,… sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ làm chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. DNVVN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lƣợng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng sản xuất của khu vực DNVVN cũng thƣờng cao hơn so với khu vực doanh nghiệp khác.

- Đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới. Với sự linh hoạt của mình, các DNVVN là ngƣời đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng nhƣ sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các DNVVN thƣờng xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Mặc dù không tạo ra đƣợc những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhƣng nó là những tiền đề cho sự thay đổi về công nghệ.

- Đóng góp không nhỏ vào xuất khẩu. Nhiều DNVVN đầu tƣ vào các ngành nghề có nhiều lợi thế nhƣ dệt may, chế biến thuỷ sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,…đã chủ động tìm kiếm và khai thác thị trƣờng quốc tế qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

b. Về khía cạnh xã hội

- Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp, góp phần giải quyết thất nghiệp rất hiệu quả. Do đặc tính phân bố rải rác nên DNVVN có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tƣợng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chƣa phát triển kinh tế, với các đối tƣợng lao

động có trình độ tay nghề thấp. Qua đó, góp phần vừa giải quyết thất nghiệp vừa giảm dòng ngƣời chuyển về thành phố tìm việc làm.

Ngoài ra, khi có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, gặp nhiều khó khăn và phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí. Trong khi đó nhờ khả năng linh hoạt, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trƣờng, các DNVVN có thể tồn tại mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.

- Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tƣ cho dân địa phƣơng. Khi DNVVN đƣợc thành lập ở địa phƣơng nào thì góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân của địa phƣơng đó và bổ sung nguồn thu nhập, quỹ tiết kiệm, đầu tƣ của địa phƣơng đó.

- Tạo điều kiện phát triển các tài năng quản trị kinh doanh. Một số ngƣời có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làm việc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để lập nghiệp, thử sức. Các công ty tƣ nhân lớn nói chung đều xuất phát từ các công ty nhỏ đi lên. Các công ty nhỏ còn là nơi huấn luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn. Các nhân viên sẽ học đƣợc những kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết nhƣ: điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm soát, quan hệ với khách hàng, bán hàng, tiếp thị…

- Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành nghề truyền thống đứng trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt. Loại hình DNVVN rất thích hợp cho sản xuất thủ công. Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo. Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này; các nghệ nhân cũng sử dụng thêm một số công nghệ mới, tiếp cận và làm quen với các kỹ thuật mới. Ngành nghề truyền thống nhờ đó đƣợc bảo tồn, gìn giữ, mang lại lợi ích thiết thực.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, DNVVN đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và vai trò này ngày càng đƣợc tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bởi DNVVN đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút vốn và các nguồn lực khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, DNVVN vẫn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc cần phải tiếp tục tháo gỡ, cần có sự nỗ lực của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ phù hợp của Chính phủ và chính quyền các địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 30)