Thực trạng về hoạt động liên kết giữa các DNVVN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 71)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Thực trạng về hoạt động liên kết giữa các DNVVN

DNVVN ở quận Sơn Trà phát triển tƣơng đối nhanh, năng động, nhƣng chủ yếu là tự phát và chƣa có sự liên kết chặt chẽ. Mặc dù thành phố và quận đã thành lập một số tổ chức nhƣ Hội doanh nhân trẻ, Hội nữ doanh nhân, Hội DNVVN, Liên minh Hợp tác xã, Hội doanh nghiệp các quận, huyện,… nhƣng số lƣợng hội viên tham gia ít và hoạt của một số hội vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đi vào thực chất và chƣa tạo đƣợc sức mạnh của khối.

Các DNVVN ở quận Sơn Trà tích cực hƣởng ứng và tham gia phong trào “ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, đây thực sự là chƣơng trình liên kết hiệu quả và nhằm làm tăng sức mạnh của khối doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có một số hội, hiệp hội hoạt động rất hiệu quả và mang lại kết quả tích cực giúp các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ mặt bằng và mang lại hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

- Hội DNVVN thành phố Đà Nẵng, mới đƣợc thành lập cách đây hơn 10 năm, trong thời gian qua đã có nhiều kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và lãnh đạo thành phố về những giải pháp cũng nhƣ chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh và phát triển nhƣ: đề xuất thành phố hỗ trợ mặt bằng sản xuất, về vốn; tổ chức định kỳ gặp mặt đối thoại với doanh nghiệp.

- Hội Doanh nhân trẻ thành phố trong thời gian qua đã vƣơn lên thành một trong những Hội Doanh nhân trẻ hoạt động sôi nổi, hiệu quả trên cả nƣớc. Số lƣợng hội viên tăng lên hơn 500 hội viên. Hàng loạt chƣơng trình trọng điểm đƣợc Hội triển khai và mang lại hiệu quả, tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hội viên, qua đó đóng góp không nhỏ vào ngân sách của địa phƣơng. Trung bình hàng năm các thành viên của Hội giải

quyết việc làm và thu nhập cho khoảng 40.000 lao động, đóng góp cho ngân sách địa phƣơng khoảng 300 tỷ đồng/năm.

- Hoạt động của Liên minh Hợp tác xã thành phố Đà Nẵng cũng có nhiều chuyển biến tích cực nhƣ: triển khai các chƣơng trình, dự án phối hợp các ngành, địa phƣơng triển khai công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý, chuyên môn, đào tạo nghề với các hình thức ngắn hạn, dài hạn, cả trung học, đại học và gửi đi đào tạo ở các trƣờng trong hệ thống Liên minh. Giúp các hợp tác xã và thành viên tiếp cận đƣợc nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, giải quyết đƣợc nhiều lao động.

2.2.5. Thực trạng về hiệu quả n o n và đóng góp o xã ội

Theo phân tích ở trên ta có doanh thu thuần và doanh thu thuần bình quân của các DNVVN ở quận Sơn Trà tăng qua các năm. Sau 5 năm 2013- 2017, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN quận Sơn Trà ngày càng ổn định, có tăng trƣởng.

Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu cơ bản của DNVVN quận Sơn Trà, giai đoạn 2013-2017 Tổng số doanh nghiệp Số lao động cuối năm (ngƣời) Nguồn vốn cuối năm (tỷ đồng) Tài sản dài hạn cuối năm (tỷ đồng) Doanh thu thuần (tỷ đồng) Lợi nhuận trƣớc thuế (tỷ đồng) Thuế và các khoản đã nộp (tỷ đồng) Tổng số LĐ nữ Tổng số Vốn CSH Năm 2013 1.163 27.024 8.125 20.326 5.993 11.038 15.332 445 117 Năm 2014 1.299 31.065 9.554 25.312 8.223 12.673 18.895 563 122 Năm 2015 1.531 32.890 9.801 28.209 8.540 14.434 21.360 655 149 Năm 2016 1.787 38.229 11.623 41.310 17.163 20.166 29.147 867 157 Năm 2017 2.123 42.413 13.769 41.613 15.523 22.134 37.546 1.151 183

Qua bảng số liệu 2.13, ta thấy các chỉ tiêu cơ bản của DNVVN đều tăng dần qua các năm, doanh nghiệp ngày càng huy động đƣợc nguồn vốn cao hơn, sử dụng ngày càng nhiều lao động; chỉ tiêu doanh thu thuần tăng mạnh, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ngày có lãi và nộp vào ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc.

* Xét về chỉ tiêu lợi nhuận:

Bảng 2.14. Kết quả sản xuất kinh doanh của DNVVN quận Sơn Trà, giai đoạn 2013-2017

Tổng số doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Số doanh nghiệp Lãi bình quân 1 doanh nghiệp (triệu đồng) Số doanh nghiệp Lỗ bình quân 1 doanh nghiệp (triệu đồng) Năm 2013 1.163 1.023 446,69 70 -921 Năm 2014 1.299 1.121 420,19 119 -736 Năm 2015 1.531 1.217 495,28 225 -325,4 Năm 2016 1.787 1.545 410,28 205 -605,5 Năm 2017 2.123 1.787 419,22 291 -178,7 Trong đó năm 2017: Doanh nghiệp nhà nước 9 7 15.605,38 2 -1.560,3

Doanh nghiệp ngoài

nhà nước 2.063 1.729 348,03 289 -174,5

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 51 51 569,52 0 0

Qua phân tích bảng số liệu 2.14, ta thấy số DNVVN bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh không nhỏ, năm 2017 chiếm 13,71%; số lãi bình quân của một doanh nghiệp có những năm thấp hơn số lỗ bình quân của một doanh nghiệp (nhƣ năm 2013 số lãi bình quân của 01 doanh nghiệp thấp hơn 02 lần so với số lỗ bình quân của 01 doanh nghiệp).

Năm 2017, tỷ lệ số doanh nghiệp nhà nƣớc có lãi thấp hơn doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, tuy nhiên số lãi bình quân của 1 doanh nghiệp nhà nƣớc gấp nhiều lần doanh nghiệp ngoài ngoài nhà nƣớc (gấp hơn 44 lần), điều đó một phần do quy mô các doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng lớn hơn, số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tập trung ở khu vực ngoài nhà nƣớc. Tuy nhiên, dù có nhiều chính sách ƣu tiên nhƣng các doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn có tỷ lệ làm ăn thua lỗ khá cao, cần phải kiện toàn tổ chức và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Theo số liệu điều tra do Chi cục Thống kê quận Sơn Trà cung cấp, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần có xu hƣớng tăng dần, năm 2013 là 2,14%; năm 2014 là 2,33%; năm 2015 là 2,37%; năm 2016 là 2,44% và năm 2017 là 2,58%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cũng tăng lên hàng năm. Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định là 2,97%; năm 2017 tỷ suất này là 4,37%, chứng tỏ mức sinh lời của tài sản cố định có tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 5,47% năm 2013; năm 2017 là 6,24%, phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm.

Một cách tiếp cận khác để đo lƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu vòng quay vốn lƣu động. Theo kết quả điều tra do Chi cục Thống kê quận Sơn Trà cung cấp, cho thấy rằng vòng quay vốn lƣu động của doanh nghiệp năm 2013 là 1,43 vòng, năm 2014 là 1,41, năm 2015 và 2016 là 1,88 vòng và năm 2017 là 1,89 vòng. Vòng quay vốn có tăng thể hiện môi trƣờng kinh doanh có sự ổn định.

Ngoài ra việc chấp hành pháp luật về thuế và các quy định khác đƣợc các DNVVN trên địa bàn quận Sơn Trà thực hiện tốt, tuân thủ các quy định và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nƣớc.

* So sánh việc nộp ngân sách của DNVVN với một số chỉ tiêu

Bảng 2.15. So sánh mức nộp ngân sách của DNVVN quận Sơn Trà với một số chỉ tiêu, giai đoạn 2013-2017

DNVVN nộp ngân sách (triệu đồng)

Tỷ lệ so với nguồn thu ngân sách quận (%) Tỷ lệ so với doanh thu thuần (‰) Năm 2013 117.129 57,58 7,64 Năm 2014 122.390 50,49 6,48 Năm 2015 149.448 49,70 7,00 Năm 2016 157.439 44,62 5,40 Năm 2017 183.920 31,28 4,90

(Nguồn: Chi cục Thuế quận Sơn Trà)

Tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu cho thấy cứ 1000 đồng doanh thu thì nộp bao nhiêu đồng vào ngân sách. Qua bảng số liệu 2.15, ta thấy tỷ lệ này là 7,64‰ - năm 2013; 6,48‰ - năm 2014; 7‰ - năm 2015; 5,4‰ - năm 2016 và 4,9‰-năm 2017. Riêng chỉ tiêu này trong năm 2017 so với một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà thì quận Sơn Trà có trị số thấp hơn: Quận Hải Châu 10,2‰, quận Thanh Khê 9,3‰. Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp xã hội của các DNVVN quận Sơn Trà còn thấp.

Theo báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà trong năm 2017 do Phòng tài chính kế hoạch quận Sơn Trà cung cấp, tổng thu ngân sách năm 2017 là 588 tỷ đồng, trong đó số nộp ngân sách của các DNVVN là 183,920 tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán quận giao cho các DNVVN; chiếm 31,28% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc.

Trong 5 năm từ 2013-2017 các DNVVN của quận Sơn Trà đã thu hút thêm gần 18 ngàn lao động. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động:

Bảng 2.16. Tổng thu nhập và thu nhập bình quân của Lao động trong các DNVVN quận Sơn Trà, giai đoạn 2013-2017

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng thu nhập (triệu đồng) 123.561 145.703 184.041 223.587 Thu nhập bình quân (ngàn đồng/ngƣời/tháng) 3.978 4.430 4.814 5.272 1. Thu nhập khu vực nhà nƣớc (triệu đồng) 7.004 17.140 16.037 19.187 23.089

Thu nhập bình quân khu vực

nhà nước (ngàn

đồng/người/tháng)

3.710 4.550 5.150 5.620 6.210

2. Thu nhập khu vực ngoài

n à nƣớc (triệu đồng) 79.745 99.065 128.869 157.257

Thu nhập bình quân khu vực ngoài nhà nước (ngàn đồng/người/tháng)

3.283 3.620 4.013 4.395

Thu nhập Doanh nghiệp tập thể

(triệu đồng) 1.061 1.030 1.134 1.263

Thu nhập bình quân Doanh

nghiệp tập thể (ngàn

đồng/người/tháng)

3.050 3.250 3.610 4.100

Thu nhập Doanh nghiệp tƣ

nhân (triệu đồng) 1.981 2.513 3.028 3.891 4.614

Thu nhập bình quân Doanh

nghiệp nhân (ngàn

đồng/người/tháng)

2.810 3.210 3.670 4.100 4.510

Thu nhập Công ty TNHH

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thu nhập bình quân Công ty

TNHH (ngàn

đồng/người/tháng)

3.110 3.420 3.810 4.220 4.520

Thu nhập Công ty cổ phần

(triệu đồng) 31.290 39.561 43.508 50.651 55.465

Thu nhập bình quân Công ty cổ

phần (ngàn đồng/người/tháng) 3.200 3.450 3.750 4.120 4.450

3. Thu nhập Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (triệu đồng)

10.159 12.321 10.893 12.977 15.182

Thu nhập bình quân Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

(ngàn đồng/người/tháng)

3.520 4.100 4.520 4.810 5.210

(Nguồn: Chi cục Thống kê quận Sơn Trà)

Qua bảng số liệu 2.16 ta thấy, mức thu nhập bình quân hàng năm của ngƣời lao động có tăng, thu nhập bình quân khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc cao hơn khu vực ngoài ngoài nhà nƣớc. Nhƣng nhìn chung mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các DNVVN tại quận Sơn Trà vẫn còn thấp, đời sống ngƣời lao động còn gặp khó khăn. Tuy nhiên theo số liệu do Bảo hiểm xã hội quận Sơn Trà cung cấp về việc đóng góp bảo hiểm các loại cho ngƣời lao động thì thấy tốc độ tăng mức đóng bảo hiểm hàng năm cao hơn tốc độ tăng của lực lƣợng lao động, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm của chủ doanh nghiệp đối với ngƣời lao động.

Bên cạnh đó, nhiều DNVVN đã tham gia tích cực các hoạt động xã hội nhƣ đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ quỹ vì ngƣời nghèo, quỹ khuyến học, quỹ bảo

trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, ủng hộ khắc phục thiên tai, tài trợ học sinh nghèo học giỏi... với số tiền mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ TRONG THỜI GIAN QUA BÀN QUẬN SƠN TRÀ TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Những mặt thành công

Trong những năm qua, DNVVN của quận có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận và có sự đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của quận.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, kể cả nguồn vốn phân tán trong dân cƣ, thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế của quận. - Tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Bình quân hàng năm DNVVN tạo ra 1.549,5 tỷ đồng giá trị gia tăng, chiếm 50,6% GRDP của quận.

- Tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, giải quyết vấn đề về lao động, giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập và các khoản phúc lợi cho ngƣời dân, giảm khoảng cách giàu nghèo, góp phần ổn định đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trong giai đoạn 2013-2017, đã giải quyết việc làm cho 171.621 ngƣời, tốc độ tăng bình quân 11,93%/năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 3,978 triệu đồng– năm 2014 lên 5,272 triệu đồng- năm 2017.

- Góp phần khai thác những thế mạnh, tiềm năng của địa phƣơng nhƣ: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, dịch vụ nhà hàng, lƣu trú, khai thác chế biến hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ….

- Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thu hút đầu tƣ, xây dựng quận Sơn Trà ngày càng phát triển.

- Tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó nhóm ngành dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng cao phù hợp với điệu kiện phát triển của quận Sơn Trà.

- Giúp cho các nhà quản lý kinh tế và các chủ doanh nghiệp của quận, thành phố rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

Đạt đƣợc những thành tực trên, trƣớc hết là nhờ có chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà bƣớc từng bƣớc đổi mới và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã tạo điều kiện và hành lang pháp lý khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Thứ hai, là sự nỗ lực của chính các DNVVN, đã nắm lấy vận hội, bắt kịp thời cuộc, không ngừng phát triển, phấn đấu vƣơn lên hội nhập và phát triển.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, trong quá trình phát triển DNVVN của quận còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục và vƣớng mắc cần giải quyết:

- Quy mô vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu. Đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt, đối với những DNVVN không có hoặc ít tài sản thế chấp.

- Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng của các DNVVN chƣa đƣợc tổ chức một cách khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng đƣợc chƣơng trình xúc tiến bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng một cách tốt nhất. Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng rất nhỏ và có rất ít doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ triển lãm của thành phố, khu vực và các tỉnh khác trong và ngoài nƣớc.

- Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức và phong cách quản lý hiện đại, chƣa có chính sách tối ƣu trong tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý nâng cao trình độ, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch, nghiên cứu tiếp cận với thị trƣờng thế giới.

- Cơ cấu ngành nghề còn mất cân đối, mang nặng tính manh mún, tự phát. Phần lớn DNVVN kinh doanh những ngành nghề cần ít vốn đầu tƣ, dễ làm, dễ chuyển đổi, ít rủi ro, hoặc những nghề truyền thống có doanh thu thấp; chƣa khai thác các ngành nghề phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của quận.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, lực lƣợng lao động và máy móc thiết bị chƣa đƣợc tận dụng hết công suất, tỷ lệ số cơ sở làm ăn thua lỗ và phá sản vẫn chiếm một mức khá cao trong tổng số các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 71)