Giải pháp liên doanh, liên kết doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 98)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.5. Giải pháp liên doanh, liên kết doanh nghiệp

Phát huy các lợi thế trong liên doanh liên kết nhằm tăng nguồn lực, hỗ trợ pháp lý, tạo sức cạnh tranh cho DNVVN. Khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, đối tác kinh doanh, thông qua các ƣu đãi về thuế, đất đai, cung cấp thông tin, phối hợp tổ chức các hội chợ triển lãm, các cuộc trƣng bày giới thiệu sản phẩm, các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nhân...Tổ chức phổ biến các thông tin về pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc trong khuyến khích doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết. Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức về hợp tác kinh tế, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia và của những ngƣời đã từng trực tiếp thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Tập trung khuyến khích việc phát triển thƣơng hiệu của doanh nghiệp và có các biện pháp hữu hiệu, bảo đảm quyền sở hữu công nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và khuếch trƣơng thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Tăng cƣờng vai trò, hoạt động có chất lƣợng, hiệu quả của Hội Doanh nghiệp quận Sơn Trà để tăng cƣờng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với địa phƣơng; giao lƣu, hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển... góp phần đƣa hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận dần đi vào ổn định và có bƣớc chuyển biến tích cực.

Đối với DNVVN, cần tích cực chủ động trong liên doanh, liên kết; thông qua liên kết, hợp tác để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trƣờng, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Tham gia các hiệp hội và tranh thủ đƣợc vai trò của hiệp hội trong liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó quan trọng nhất là Hiệp hội DNVVN thành phố Đà Nẵng, Hội Doanh nghiệp quận Sơn Trà.

3.3.6. Tăng ệu quả sản xuất n o n ủ o n ng ệp và đóng góp xã ộ

Chính quyền địa phƣơng cần vận dụng linh hoạt các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc vào tình hình thực tế của quận để tạo điều kiện cho các DNVVN trên địa bàn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.

- Cần đánh giá đúng thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNVVN; tăng cƣờng quản lý DNVVN chấp hành tốt các chính sách về thuế và đóng góp tăng thu ngân sách cho địa phƣơng.

- Tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN. Bố trí ngân sách hợp lý cho các lĩnh vực phát triển khoa học kỹ thuật, giáo dục, nâng cao trình độ quản lý kinh tế.

- Tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ từ Trung ƣơng, nƣớc ngoài và thành phố cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận và giúp sức cho DNVVN.

- Định hƣớng tiêu dùng cho ngƣời dân bằng các biện pháp phù hợp, quyết liệt để bảo vệ sản xuất địa phƣơng. Khơi dậy đƣợc tình yêu quê hƣơng và truyền thống đoàn kết của nhân dân toàn quận.

Đối với DNVVN cần có kế hoạch kinh doanh dài hạn, đầu tƣ hợp lý, làm tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm thì khả năng kinh doanh có hiệu quả là rất lớn. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thật sự thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển đƣợc. Thực trạng hiện nay phần lớn DNVVN của quận Sơn Trà gặp nhiều khó khăn do vốn và lao động ít, để đảm bảo cho doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh hợp lý, phải biết lấy ngắn nuôi dài, phân chia và sử dụng hợp lý kết quả sản xuất kinh doanh thu đƣợc.

- Tích cực đầu tƣ mở rộng và tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn.

- Quan tâm đến đời sống, thu nhập, việc làm của ngƣời lao động, coi đây là đòn bẩy quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế, kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình có chỗ đứng, vị trí trong guồng máy kinh tế của quận.

- DNVVN cần nhận thức rõ vấn đề đóng góp và làm công tác xã hội sẽ có tác dụng hữu ích cho quá trình sản xuất tiếp theo.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng cũng là tiêu chí quan trọng trong vấn đề hiệu quả lâu dài của sản xuất kinh doanh.

3.3.7. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ

Chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ nhƣ:

- Hỗ trợ tƣ vấn đánh giá lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ; áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đúc kết kinh nghiệm.

- Hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tổ chức các diễn đàn chuyên đề, hội nghị, hội thảo về nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cập nhật và phổ biến các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới của thế giới và trong nƣớc.

- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm sát tốt chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ của địa phƣơng cung cấp ra thị trƣờng để tạo niềm tin bền vững đối với ngƣời tiêu dùng; kiên quyết xử lý nghiêm các sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lƣợng, văn hóa độc hại,… để lành mạnh hóa thị trƣờng và góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm của địa phƣơng.

Đối với DNVVN, sự sống còn của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp, do vậy điều đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của DNVVN là:

- Tính toán kỹ trƣớc khi đổi mới máy móc thiết bị, không nên sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, ƣu tiên lựa chọn những thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lƣợng của những nhà sản xuất có uy tín trong nƣớc để đảm giảm chí phí, dễ bảo trì, bảo dƣỡng và không nên sử dụng công nghệ lạc hậu, hủy hoại môi trƣờng sống.

- Việc sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào phải nghiên cứu kỹ để có đầu vào tối ƣu, ƣu tiên nguyên liệu tại chỗ, dùng năng lƣợng, nhiên liệu sạch….

- Tăng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến, giảm dần xuất thô để tăng giá trị, tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực.

- Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến nhƣ hệ thống ISO,…

- Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng của riêng doanh nghiệp mình.

- Cam kết và giữ chữ tín trong kinh doanh.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để việc phát triển DNVVN trên địa bàn quận Sơn Trà đạt đƣợc kết quả. Dựa trên kết quả nghiên cứu và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quận tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

3.4.1. Kiến ng đối vớ n à nƣớc

- Các Bộ ngành Trung ƣơng cần chú trọng tăng cƣờng công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn địa phƣơng chấp hành và thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách quy định. Đồng thời cần có sự ƣu tiên và hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nói chung và Sơn Trà nói riêng trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực và một số chính sách ƣu tiên khác.

- Đề nghị Chính phủ tiếp tục có những cơ chế chính sách hỗ trợ DNVVN phát triển, trọng tâm là có cơ chế chính sách về vốn, mặt bằng sản xuất, miễn, giảm, dãn thuế của nhà nƣớc đối với DNVVN.

3.4.2. Đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng và quận Sơn Trà

- Đề nghị chính quyền thành phố và quận sớm cụ thể hóa việc thực các quy định của Đảng, Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ DNVVN trên địa bàn. Cụ thể nhƣ sớm cụ thể hóa việc thực hiện Luật hỗ trợ DNVVN năm 2017, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trơ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017…

- Đề nghị có cơ chế chính sách về điều kiện cho thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu/cụm công nghiệp, các lô đất trống hiện nay chƣa sử dụng; đơn giản hóa thủ tục về điều kiện cho thuê mặt bằng; hỗ trợ giải pháp, biện pháp tiếp cận vốn, giá và thuế thuê mặt bằng hợp lý, có quy định rõ ràng về các loại phí, thuế, và có lộ trình cho thuê cụ thể.

- Đề nghị hỗ trợ thông tin thị trƣờng, tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm theo ngành hàng truyền thống. Hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng trong nƣớc; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thƣơng mại.

- Đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hình ảnh ngành hàng; hỗ trợ các chi phí thuê chuyên gia trong và ngoài nƣớc để tƣ vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Đề nghị hỗ trợ đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nƣớc nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thƣơng mại; Quảng bá, tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại trong và ngoài nƣớc để giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đến ngƣời tiêu dùng theo quy mô thích hợp.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đặc điểm, vai trò, lợi thế của các DNVVN, tìm ra các nhân tố tích cực, ảnh hƣởng, tổng kết những thành tựu mà DNVVN của quận Sơn Trà đã đạt đƣợc trong những năm qua. Đồng thời phân tích những nội dung chủ yếu, đƣa ra các số liệu để đánh giá thực trạng và định hƣớng phát triển trong thời gian tới, chúng ta thấy rằng việc phát triển DNVVN của quận có ý nghĩa quan trọng và mang tính lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội quận Sơn Trà; việc thúc đẩy sự phát triển các DNVVN trên địa bàn sẽ góp phần cơ bản vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Ngoài ra, luận văn tập trung đánh giá những khó khăn, thách thức và hạn chế trong quá trình phát triển các DNVVN quận Sơn Trà, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh và vững chắc.

Quận Sơn Trà có nhiều điều kiện, tiềm năng và ƣu thế mà DNVVN cần khai thác, phát huy và nắm bắt cơ hội. Trong đó có những lợi thế quan trọng nhƣ vị trí địa lý vừa có biển, có sông, có núi; cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ; lực lƣợng lao động dồi dào,…thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức đặt ra không hề nhỏ, đó là trình độ của lực lƣợng sản xuất còn lạc hậu, môi trƣờng kinh doanh chƣa thuận lợi, đòi hỏi chính quyền, bản thân các doanh nghiệp và ngƣời dân cần phải quan tâm đúng mức, chung tay góp sức dựng xây mới tạo đƣợc thế và lực để đi đến thành công.

Trong thời gian qua, lãnh đạo và các ban ngành ở thành phố và quận đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dƣới nhiều hình thức. Tuy nhiên trong thời gian tới, để các DNVVN phát huy đƣợc nội lực, vững bƣớc đi lên, góp

phần xứng đáng vào công cuộc kiến thiết xây dựng quê hƣơng, thì các cấp chính quyền cần tích cực hơn nữa, áp dụng nhiều giải pháp thật sự hữu hiệu, liên tục đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm và tăng cƣờng thông tin các điển hình tiên tiến, cách làm hay ở trong nƣớc và quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Mặc dù tác giả luận văn đã hết sức cố gắng, nhƣng chắc chắn luận văn còn có sai sót, còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. Tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, nhà khoa học, các doanh nhân và đồng chí, đồng nghiệp. Hy vọng sau khi hoàn thành, bản luận văn sẽ mang tính khả thi, nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển DNVVN trên địa bàn quận Sơn Trà.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO T ếng V ệt

[1] Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2016), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

[2] Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2017), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. [3] Bùi Quang Bình, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Giáo dục Việt Nam

năm 2010.

[4] Bùi Quang Bình, Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông năm 2012.

[5] Chi cục Thống kê quận Sơn Trà (2017), Niên giám thống kê 2016.

[6] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP “về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trơ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

[7] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 38/2018/NĐ-CP “về việc quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”

[8] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP “về trợ giúp phát triển DNVVN thay thế cho Nghị định 90”.

[9] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 90/2001/NĐ-CP “về trợ giúp phát triển DNVVN”.

[10] Đảng bộ quận Sơn Trà (2015), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Sơn Trà khóa IV trình Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020.

[11] Hoàng Thị Tƣ (2016), Cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 9/2016.

[12] Huỳnh Thị Thanh Kiều (2012)“Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ.

[13] Lê Thế Phiệt (2016) “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk”, Luận án Tiến sĩ.

[14] Lê Xuân Bá - Trần Kim Hào - Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Nxb Chính trị quốc gia. [15] Luật hỗ trợ DNVVN năm 2017. [16] Luật Doanh nghiệp năm 2014.

[17] Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng (2017),

Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

[18] Nguyễn Ngọc Hà (2016), Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016.

[19] Ninh Thị Thu Thủy (2013), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn suy thoái toàn cầu hiện nay. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(65).2013

[20] Phạm Minh Tuyên (2014) )“Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Quy Nhơn”, Luận văn Thạc sỹ.

[21] Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hƣơng (2009), Tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNVVN, Sách chuyên khảo, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[22] Quận ủy Sơn Trà (2017), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2017. [23] Quận ủy Sơn Trà (2016), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2016.

[24] Quận ủy Sơn Trà (2015), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2015.

[25] Quận ủy Sơn Trà (2014), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2014. [26] Quận ủy Sơn Trà (2013), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2013.

[27] Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 09/11/2016Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

[28] Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 “về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

[29] Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 8/10/2010 “về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

[30] Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nghị quyết số 33-NQ/TTg, ngày 16/10/2003về xây dựng và phát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)