Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

a. Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ

- DNVVN trên địa bàn quận vẫn chƣa quan tâm đúng mức để xây dựng đƣợc các thƣơng hiệu mạnh, chƣa có chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu, chƣa khẳng định đƣợc uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc tế.

- Nhiều DNVVN chƣa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ và việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng xâm nhập thị trƣờng, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- DNVVN vẫn chƣa thấy hết vai trò quan trọng của hoạt động quản trị nên chƣa chú trọng đến đội ngũ quản lý. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn

chế trong tiếp cận với những kiến thức và phong cách quản lý hiện đại, chƣa có chính sách tối ƣu trong tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý nâng cao trình độ, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch, nghiên cứu tiếp cận với thị trƣờng thế giới.

- Khả năng tài chính của DNVVN có hạn nên sức sản xuất, sức cạnh tranh thấp. Điều này cũng trực tiếp tác động đến sự năng động, quyết đoán trong sản xuất, kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn. Do ít vốn, ít lao động, thiếu kinh nghiệm nên thƣờng đầu tƣ mang tính ngắn hạn, chụp giật, lãi ít, rủi ro cao, không có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, ảnh hƣởng chất lƣợng sản phẩm, chậm đổi mới, nâng cấp…

- Chƣa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao đời sống và thu nhập cho lao động cũng nhƣ đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của lao động, tạo cho lao động có sự yên tâm, tha thiết cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất có giá trị và gắn bó mật thiết với doanh nghiệp.

- Yếu kém trong quản lý kinh tế và chấp hành pháp luật: không quan tâm nhiều đến công tác tài chính – kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị, lập kế hoạch kinh doanh, báo cáo thuế; không chấp hành pháp luật thuế, quản lý thị trƣờng….

- Chƣa xây dựng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và mạng lƣới bán hàng đủ mạnh để hỗ trợ bán hàng, thiếu trình độ trong quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Nhiều DNVVN còn chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác xây dựng thị trƣờng, cách thức bán hàng hiệu quả.

b. Về phía chính quyền các cấp

- Còn mang đậm tính hành chính, quan liêu, thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành, đôi khi gây khó khăn, cản trở hoặc lợi dụng quyền hạn để trục lợi.

- Công tác lãnh đạo, quản lý của chính quyền các cấp trong việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng còn chƣa đồng bộ, chƣa sáng tạo, chƣa xây dựng đƣợc môi trƣờng thông thoáng và động lực cho doanh nghiệp.

- Thiếu nghiêm túc, minh bạch trong thẩm định, cấp phép, đấu thầu, nghiệm thu, xử lý tranh chấp... gây mất công bằng, giảm tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ.

- Việc phổ biến, triển khai chủ trƣơng chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc chƣa kịp thời, hiệu quả chƣa cao, chƣa khơi dậy tiềm năng, huy động rộng rãi các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển doanh nghiệp.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chƣa thật sự dài hơi, nhiều chỗ chƣa hợp lý, chƣa có quy hoạch hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.

- Trình độ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật của cán bộ lãnh đạo các cấp còn hạn chế. Vấn đề đào tạo trên địa bàn chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển ở tất cả các cấp học, chƣa thu hút và sử dụng đúng nhân tài.

- Quỹ đất đã quy hoạch còn thiếu, còn nhiều khó khăn và chậm trễ trong vấn đề mặt bằng kinh doanh, giao đất, cho thuê đất.

- Các trung tâm tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp còn quá ít, chủ yếu doanh nghiệp phải tự tìm tòi, tự chèo chống lấy con thuyền của mình và tự bơi.

- Vấn đề tiếp cận vốn vay còn bất cập, thủ tục vay vốn phức tạp, có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, thiếu các nguồn vốn hỗ trợ mà vốn liếng của dân cƣ thì ít ỏi vì nghèo.

- Tình trạng lãng phí tài nguyên, khai thác theo kiểu tàn phá đến cạn kiệt, hủy hoại môi trƣờng sống, phá rừng… vẫn còn xảy ra. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh các công ty, xí nghiệp chƣa đƣợc xử lý dứt điểm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, trong những năm qua tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Sơn Trà, DNVVN của quận Sơn Trà ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng, quy mô; đa dạng về loại hình, ngành, nghề; thu hút và sử dụng đƣợc nhiều nguồn vốn phân tán cho sản xuất kinh doanh...qua đó, đã có tác động tích cực rất lớn và toàn diện tới sự phát triển kinh tế – xã hội của quận.

Tuy nhiên, sự phát triển của DNVVN đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức: Trình độ nhân lực, trình độ quản lý kinh doanh thấp; hạn hẹp về vốn,.. Để khắc phục những hạn chế đó, thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sự đóng góp của DNVVN vào phát triển kinh tế - xã hội của quận, đòi hỏi không những nỗ lực rất lớn từ phía bản thân các DNVVN, mà còn cần tới sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của toàn xã hội, đặc biệt là từ phía chính quyền các cấp.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)