Lý thuyết tín hiệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 27 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Lý thuyết tín hiệu

Theo lý thuyết này thì một công bố chi trả cổ tức chứa thông tin về đánh giá của ban quản lý về khả năng sinh lợi, thu nhập và tăng trƣởng tƣơng lai của doanh nghiệp. Theo Miller và Modigliani (1961) giả định rằng nhà quản

lý và nhà đầu tƣ bên ngoài có tự do, bình đẳng và có thông tin nhƣ nhau liên quan đến triển vọng tăng trƣởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế thì các nhà quản lý thƣờng có nhiều thông tin chính xác hơn nhà đầu tƣ, nên sẽ có sự đánh giá khác nhau về giá trị và triển vọng của doanh nghiệp. Lúc này, việc chi trả cổ tức là công cụ cho các nhà quản lý truyền tải thông tin ra thị trƣờng, các nhà đầu tƣ sẽ sử dụng dòng thu nhập có thể nhìn thấy đƣợc là cổ tức để đánh giá một doanh nghiệp.

H.Kent Baker và Gary E. Powell (1999) đã khảo sát quan điểm của các nhà quản lý ở 198 doanh nghiệp cổ phần ở Mỹ, nhìn chung những ngƣời trả lời đồng tình rất cao tín hiệu của chính sách chi trả cổ tức.

1.3.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về chính sách chi trả cổ tức và các nhân tố ảnh hƣởng đễn chính sách chi trả cổ tức, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển nhƣ nghiên cứu của Husama-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), Dr. Mohammad Samlim El Essa và các cộng sự (2012), Fakhra Malik & Sajid Gul (2013), P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013), Nguyễn Hoàng Anh (2014) và Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015).

Nghiên cứu của Husama-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008) [7] về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chi trả cổ tức: Bằng chứng ở Jordanian với 1137 doanh nghiệp ở Jordan trong 15 năm từ năm 1989 đến năm 2003. Biến phụ thuộc đƣợc tác giả xác định là bằng 1 khi doanh nghiệp chi trả cổ tức và ngƣợc lại là bằng 0. Các biến độc lập đƣợc tác giả sử dụng là: Chi phí đại diện, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phần, hệ số nợ, hệ số P/E, tuổi của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và hồi quy dữ liệu bảng sử dụng mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên và cho kết quả là các nhân tố quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phần, tuổi của doanh

nghiệp và hệ số P/E có tác động thuận chiều trong khi hệ số nợ có tác động ngƣợc chiều đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp; còn nhân tố chi phí đại diện không ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chính sách chi trả cổ tức là không phụ thuộc vào doanh nghiệp tài chính hay phi tài chính.

Cũng tại Jordan, nghiên cứu thực nghiệm của Dr. Mohammad Samlim El Essa và các cộng sự (2012) [5] về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chính sách cổ tức: Bằng chứng ở các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Amma. Mẫu nghiên cứu bao gồm 25 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman từ năm 2005 đến năm 2011. Tác giả sử dụng chỉ tiêu đo lƣờng mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp là cổ tức trên mỗi cổ phần. Các nhân tố đƣợc xét ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức là: dòng tiền tự do, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, thu nhập trên mỗi cổ phần, hệ số P/E, tỷ suất cổ tức, quy mô doanh nghiệp và hệ số nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều của các nhân tố dòng tiền tự do, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, thu nhập trên mỗi cổ phần, hệ số P/E, tỷ suất cổ tức và quy mô doanh nghiệp với chính sách chi trả cổ tức. Trong khi đó, nhân tố chỉ số nợ có quan hệ ngƣợc chiều với cổ tức trên mỗi cổ phần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thu nhập trên mỗi cổ phần có tác động lớn nhất đến chính sách chi trả cổ tức, tiếp theo là nhân tố tỷ suất cổ tức và hệ số P/E. Đối với doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì các nhân tố trên sẽ ảnh hƣởng càng lớn đến chính sách chi trả cổ tức.

Nghiên cứu thực nghiệm của Fakhra Malik & Sajid Gul (2013) [6] về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chi trả cổ tức của 100 công ty tài chính và công ty phi tài chính niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Karachi giai đoạn 2007 - 2009. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là chỉ tiêu tỷ suất cổ tức đo lƣờng mức chi trả cổ tức. Các biến độc lập bao gồm: Lợi nhuận, khả năng thanh toán,

cấu trúc vốn, cơ hội tăng trƣởng, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phần. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và hồi quy bình phƣơng bé nhất (OLS), tác giả cho thấy các nhân tố: Lợi nhuận, khả năng thanh toán, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phần có tác động thuận chiều đối với tỷ suất cổ tức; nhân tố tăng trƣởng doanh thu tác động ngƣợc chiều với tỷ suất cổ tức; còn lại nhân tố cấu trúc vốn không có ý nghĩa thống kê.

Tại Thái Lan, nghiên cứu của P Komrattanapanya & P Suntraruk (2013) [9] về nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức tại Thái Lan của 435 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán từ năm 2006 đến năm 2010. Tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy Tobit với các biến độc lập là: lợi nhuận, khả năng thanh toán, hệ số nợ, cơ hội đầu tƣ, cơ hội tăng trƣởng, rủi ro kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động và biến tƣơng tác giữa quy mô hãng và lợi nhuận. Biến phụ thuộc đƣợc sử dụng là tỷ suất cổ tức. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra các nhân tố hệ số nợ, cơ hội đầu tƣ, tăng trƣởng doanh thu có tác động ngƣợc chiều đến chính sách chi trả cổ tức; trong khi đó, quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều, còn các nhân tố còn lại không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng những doanh nghiệp lớn và nhỏ có khả năng chi trả cổ tức hơn so mới doanh nghiệp trung bình.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh (2014) [1] về quyết định chính sách cổ tức, trƣờng hợp ở sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu là 52 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2013. Các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc sử dụng là: lợi nhuận, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng trƣởng doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, hệ số nợ, tỷ lệ giá thị trƣờng trên giá trị sổ sách và ngành nghề. Tác giả sử dụng phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng bé nhất (OLS), kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận, dòng tiền và thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động đáng kể đến việc chi trả cổ

tức. Trong đó, lợi nhuận tác động ngƣợc chiều, còn dòng tiền và thuế có tác động thuận chiều đến chính sách chi trả cổ tức. Xét riêng từng nhóm ngành thì cho thấy một số khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chính sách chi trả cổ tức. Nhòm ngành dịch vụ, lợi nhuận và dòng tiền không phải là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng, nhƣng nhóm ngành sản xuất, lợi nhuận lại có tác động âm và dòng tiền có tác động dƣơng đến chính sách chi trả cổ tức. Hoặc ngƣợc lại, thuế mặc dù không ảnh hƣởng chính sách chi trả cổ tức các doanh nghiệp sản xuất nhƣng lại tác động đáng kể đối với doanh nghiệp dịch vụ.

Tại Pakistan, Nghiên cứu của Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015) [10] về phân tích quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến việc chi trả cổ tức: Bằng chứng từ Pakistan. Mẫu nghiên cứu của tác giả là 38 doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 ở 4 ngành nghề: dầu khí, xi măng, năng lƣợng và đƣờng. Tác giả sử dụng các biến độc lập: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, khả năng thanh toán hiện hành, hệ số nợ, cơ hội tăng trƣởng, quy mô doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phần; biến phụ thuộc đƣợc sử dụng là tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nhân tố đều có tác động thuận chiều đối với chính sách chi trả cổ tức, gồm các nhân tố: khả năng thanh toán hiện hành, hệ số nợ, quy mô doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phần. Tuy nhiên, khi phân tích trong từng ngành nghề thì mức độ ảnh hƣởng thì khác nhau. Trong ngành năng lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng là hệ số nợ và thu nhập trên mỗi cổ phần. Trong ngành xi măng thì khả năng thanh toán hiện hành ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức. Trong ngành đƣờng, các nhân tố ảnh hƣởng là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng thanh toán hiện hành và trong ngành dầu khí thì chỉ có nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phần tác động đến chính sách chi trả cổ tức.

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng chính sách chi trả cổ tức có thể bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: lợi nhuận, khả năng thanh toán hiện

hành, hệ số nợ, cơ hội tăng trƣởng, quy mô doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phần, tăng trƣởng doanh thu, hệ số P/E, dòng tiền thuần, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm của từng thị trƣờng khác nhau mà nhân tố tác động và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố là khác nhau đến chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)