Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 32 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Thu nhập trên mỗi cổ phần phản ánh mức thu nhập từ kết quả hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phần thƣờng trong niên độ kế toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm vì nó là căn cứ để chi trả cổ tức và là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến sự tăng hay giảm của giá trị cổ phần thƣờng. Khi thu nhập càng cao thì các nhà quản lý có nhiều cơ hội lựa chọn và chủ động hơn trong việc ra các quyết định liên quan đến cổ tức. Nhân tố này chỉ ra rằng EPS càng cao thì cổ tức có khả năng chi trả càng lớn. Theo lý thuyết cổ tức tiền mặt cao thì cổ đông không muốn rủi ro nên họ sẽ thích một mức cổ tức là thu nhập thƣờng xuyên và chắc chắn hơn vì vậy, khi các nhà quản lý sẽ chi trả cổ tức nhiều hơn khi có sự gia tăng về lợi nhuận. Điều này chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập trên mỗi cổ phần và chính sách

chi trả cổ tức của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của Fakhra Malik & Sajid Gul (2013) khi khảo sát 100 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Karachi ở Pakistan giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 về các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chi trả cổ tức cho thấy rằng EPS quan hệ thuận chiều với chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra kết quả tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Saghir Ahmed & Hasan Murtaza (2015); nghiên cứu của Dr. Mohammad Samlim El Essa và các cộng sự (2012).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hà nội (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)